"Kẻ bảo hộ" sự sống Trái Đất xuất hiện ở một hành tinh khác

Sự kiện: Khám phá vũ trụ

Lần đầu tiên các nhà khoa học đã phát hiện dấu hiệu hóa học của gốc hydroxyl trong bầu khí quyển một hành tinh ngoài hệ Mặt Trời.

Theo Sci-tech Daily, gốc hydroxyl (OH) chính là một "chất tẩy rửa khí quyển hữu hiệu". Nó là thứ vô cùng quan trọng đối với sự sống Trái Đất vì giúp loại bỏ các khí ô nhiễm, gây hại cho sinh vật như mêtan, carbon monoxide… Gốc OH còn là một tín hiệu cho thấy hành tinh đó có nước và oxy, bởi nó được tạo thành do phản ứng của hơi nước với oxy nguyên tử.

"Sao Mộc cực nóng" vừa được phát hiện quay rất gần ngôi sao mẹ của nó - Ảnh: Trung tâm Sinh học thiên văn/Đại học Queen's Belfast

"Sao Mộc cực nóng" vừa được phát hiện quay rất gần ngôi sao mẹ của nó - Ảnh: Trung tâm Sinh học thiên văn/Đại học Queen's Belfast

Nghiên cứu dẫn đầu bởi tiến sxi Stevanus Nugroho từ Trung tâm Sinh học thiên văn thuộc Đại học Queen’s Belfast (Anh) cho biết hành tinh sở hữu gốc OH giống Trái Đất mang tên WASP-33b, một "Sao Mộc cực nóng" với nhiệt độ bề mặt lên tới 2.500 độ C, nhiệt độ đủ để hầu hết các kim loại phải chảy lỏng.

Đối với một hành tinh cực lớn và cực nóng như WASP-33b, gốc OH giúp các nhà khoa học xác định tính chất hóa học của bầu khí quyển thông qua tương tác với hơi nước và carbon monoxide. Cách OH được tạo ra ở đây có phần khác biệt: là hơi nước bị phá hủy bởi nhiệt độ cực cao.

Tuy thế giới địa ngục này có vẻ không đem lại bất cứ cơ hội nào cho sự sống, nhưng khám phá đặc biệt về một loại khí quyển mới sẽ đem đến những hiểu biết mới về các dạng thế giới ngoài hành tinh. Điều này giúp củng cố dữ liệu phân loại hành tinh, từ đó gạn lọc ra những thế giới giống Trái Đất. Với OH, nếu chúng ta tiếp tục tìm thấy nó trên một thế giới nhỏ hơn và thuộc dạng hành tinh đá, nó có thế là hành tinh sống được.

Để thực hiện khám phá này, nhóm nghiên cứu đã sử dụng thiết bị Doppler hồng ngoại (IRD) của Kính thiên văn Subaru đường kính 8,2 mét đặt tại đỉnh Maunakea ở Hawaii. Công cụ mới này có thể phát hiện các nguyên tử và phân tử thông qua "dấu vân tay quang phổ" của chúng.

Nghiên cứu vừa công bố trên Astrophysical Journal Letters.

Nguồn: [Link nguồn]

Điều không ngờ từ vụ thiên thạch đâm Trái đất khiến khủng long tuyệt diệt

Cú va chạm cực mạnh giữa thiên thạch rộng 12km và Trái đất cách đây 66 triệu năm được cho là đã làm thay đổi mạnh...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Anh Thư ([Tên nguồn])
Khám phá vũ trụ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN