Israel dùng vũ khí cực mạnh đánh phá huyết mạch của Hamas

Israel đã sử dụng loại bom đặc biệt nhắm vào các đường hầm được xem là huyết mạch của Hamas ở Dải Gaza.

Một tay súng Hamas di chuyển ở đường hầm. Ảnh: Reuters

Một tay súng Hamas di chuyển ở đường hầm. Ảnh: Reuters

Al Jazeera ngày 9/10 đưa tin, những đám khói bốc lên ngùn ngụt khi cuộc bắn phá của Israel vào Dải Gaza bước sang ngày thứ 3. 

Ở khu vực đang bị Israel phong tỏa cả đường bộ, đường không và đường biển, một mê cung đường hầm được xem là huyết mạch của dải Gaza, cung cấp mọi thứ từ thực phẩm, vũ khí đến nhiên liệu. 

Các đường hầm này còn là tiền đồn của Hamas, đóng vai trò như một kho tích trữ thiết yếu cho nhóm vũ trang Palestine này. 

Theo các nguồn tin của Al Jazeera, quân đội Israel đã tấn công vào các đường hầm ở phía tây bắc Dải Gaza bằng cách sử dụng loại bom cực mạnh, có tên gọi là bom chống hầm. 

Bom chống hầm đáng sợ thế nào?

"Bom chống hầm là vũ khí mạnh và khủng khiếp", Yossi Mekelberg, chuyên gia về Israel tại tổ chức tư vấn Chatham House, có trụ sở ở London, nói. 

Loại bom này chui sâu vào lòng đất trước khi phát nổ, có khả năng diệt các mục tiêu kiên cố dưới lòng đất như hầm ngầm, boong-ke. Chúng được chia làm 2 loại chính. 

Loại thứ nhất có phần mũi được gia cố nên quả bom vẫn còn nguyên khi rơi xuống đất. Trọng lượng khiến nó cắm sâu vào lòng đất. Cầu chì cháy chậm giúp quả bom phát nổ sau đó. 

Loại thứ hai có 2 phần kích nổ. Phần kích nổ thứ nhất nhỏ và dùng để phá thủng một lỗ ở mục tiêu, đủ để phần còn lại của qua bom chui lọt mà vẫn nguyên vẹn. Sau đó, phần thứ hai (phần chính) kích nổ từ bên trong, phá hủy mọi thứ ở gần nó.

Bom chống hầm lần đầu tiên được sử dụng trong Thế chiến II để phá hủy các nhà máy sản xuất tên lửa dưới lòng đất của Đức Quốc xã.

Israel có bom chống hầm từ đâu?

Một quả bom chống hầm. Ảnh: US Air Force

Một quả bom chống hầm. Ảnh: US Air Force

Không quân Israel tập trung tấn công và phá hủy các hầm ngầm cũng như các cơ sở làm giàu uranium của Iran. Họ nắm trong tay nhiều loại đạn dược, bom mìn tinh vi, được sản xuất trong nước hoặc ở Mỹ. 

Năm 2021, Israel gửi đề nghị mua mẫu bom chống hầm GBU-72 từ Mỹ nhưng thỏa thuận tới nay chưa có tiến triển. Theo Al Jazeera, GBU-72 là loại bom chống hầm hiện đại nhất, có khả năng đâm xuống độ sâu 30m nếu tiếp xúc với đất hoặc 6m nếu tiếp xúc với bê tông và phá hủy bất cứ thứ gì ở gần, đồng thời tạo ra sóng xung kích làm sập các công trình ngầm nằm xa mục tiêu đã định.

Vì sao Israel cần bom chống hầm?

Patrick Bury, giảng viên cấp cao về chiến tranh và chống khủng bố, làm việc tại Đại học Bath (Anh), cho rằng, việc Israel sử dụng bom chống hầm trong giao tranh mới nhất cho thấy quân đội nước này nhắm mục tiêu vào các vị trí ngầm của Hamas. 

Theo chuyên gia Mekelberg, trong cuộc chiến ở Dải Gaza năm 2014, các binh sĩ Israel bị mắc kẹt và thiệt mạng trong các đường hầm khi cố tấn công Hamas. 

Vì vậy, việc sử dụng bom chống hầm giúp quân đội Israel tấn công Hamas từ xa mà không cần đẩy các binh sĩ của mình vào tình thế nguy hiểm.

Chuyên gia Mekelberg nói thêm rằng, Israel có thể tiếp tục sử dụng bom chống hầm vì Hamas hiểu rõ hệ thống hầm ngầm hơn các binh sĩ Israel.

Bom chống hầm không chỉ hiệu quả trong việc phá hủy các tổ hợp đường hầm và nhà máy ngầm mà còn phá hủy các tòa nhà và tòa tháp cao. Loại bom này có thể rơi xuống đỉnh tòa nhà và xuyên tới tận phần móng, làm sập toàn bộ tòa nhà thay vì chỉ nổ tung phần mái.

Chuyên gia Mekelberg nhận định, khi chiến tranh leo thang, các chỉ huy Israel sẽ "sử dụng mọi thứ có thể" để tấn công Hamas. 

Theo Al Jazeera, bom chống hầm chỉ hữu dụng khi có hệ thống dẫn đường. Trong trường hợp sử dụng nhằm vào các khu dân cư, khu đô thị, loại bom này có khả năng cao gây thương vong lớn cho dân thường.

Nguồn: [Link nguồn]

Xung đột với Hamas chưa xong, Israel bị tấn công từ Lebanon

Israel cho biết quân đội nước này đã tiêu diệt những kẻ xâm nhập có vũ trang từ Lebanon, làm dấy lên lo ngại xung đột có thể lan sang mặt trận thứ hai chỉ 2 ngày sau cuộc tấn...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Tâm Hoa - Al Jazeera ([Tên nguồn])
Xung đột Israel - Hamas Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN