Indonesia: Dùng "ma" để ngăn người dân ra đường vào buổi tối

Các nhà nghiên cứu ở Indonesia cảnh báo quốc gia này sẽ có 1,5 triệu ca nhiễm và 140.000 ca tử vong vì dịch bệnh tính tới tháng 5/2020 nếu không "mạnh tay" kiểm soát.

Reuters hôm 13/4 đưa tin, giới chức ở làng Kepuh nằm trên đảo Java của Indonesia, đã áp dụng cách độc đáo để khiến người dân không dám ra ngoài vào buổi tối, nhằm ngăn dịch Covid-19 lan rộng.

Khi người dân trong làng đi ra ngoài vào buổi tối, "những bóng trắng" bí ẩn bất ngờ nhảy ra trước mặt họ rồi nhanh chóng lướt đi khiến người dân sợ hãi bỏ chạy. Những "bóng trắng bí ẩn" đó được gọi là "biệt đội giả ma".

Đó là sáng kiến độc đáo mà một nhóm thanh niên trong làng phối hợp với cảnh sát địa phương thực hiện để người dân tuân thủ việc giãn cách xã hội trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.

"Chúng tôi muốn làm gì đó khác biệt thay vì chỉ tuyên truyền và tạo ra "pocong" - một nhân vật đáng sợ và bí ẩn trong văn hóa dân gian Indonesia. Biện pháp này cho thấy hiệu quả tức thì", Anjar Pancaningtyas, trưởng nhóm thanh niên của làng Kepuh, cho biết.

"Pocong" - được biết đến với hình thù kỳ quái: Gương mặt trắng bệch, viền mắt đen đậm và nhất là thường mặc tấm vải liệm màu trắng. Theo văn hóa dân gian Indonesia, "pocong" là hiện thân của các linh hồn chưa siêu thoát.

Biệt đội giả ma ở Indonesia, ngăn người dân tự ý ra đường, tụ tập giữa dịch Covid-19. Ảnh: Reuters

Biệt đội giả ma ở Indonesia, ngăn người dân tự ý ra đường, tụ tập giữa dịch Covid-19. Ảnh: Reuters

Thời điểm đầu thực hiện việc tuần tra thường xuyên, biện pháp này phản tác dụng. Thay vì giữ người dân ở yên trong nhà, nó khiến nhiều người đổ ra đường vì tò mò.

Sau đó, những người tổ chức bắt đầu thay đổi chiến thuật. Họ không tuần tra công khai như lúc đầu mà sẽ bất ngờ xuất hiện nếu phát hiện người dân đi ra ngoài buổi tối. Nhiều thanh niên trong làng tình nguyện tham gia vào hoạt động này.

Tổng thống Indonesia, Joko Widodo, không áp dụng lệnh phong tỏa toàn quốc để đối phó dịch Covid-19, thay vào đó, ông chỉ kêu gọi người dân giữ vệ sinh và khoảng cách xã hội.

Tuy nhiên, Indonesia hiện là quốc gia có số ca tử vong vì Covid-19 cao nhất ở khu vực Đông Nam Á và tỷ lệ tử vong vì Covid-19 của nước này cũng chỉ đứng sau Trung Quốc ở khu vực châu Á.

Một số khu vực tại Indonesia như làng Kepuh quyết định tự áp dụng các biện pháp kiểm soát, hạn chế đi lại, tuần tra thường xuyên để hạn chế người ra ngoài.

"Nhiều người dân vẫn thiếu nhận thức về cách phòng chống dịch Covid-19 lây lan. Cuộc sống vẫn tiếp diễn và thật khó khi yêu cầu họ phải ở nhà", Priyadi, trưởng làng Kepuh, nói.

"Kể từ khi "pocong" xuất hiện, nhiều người, nhất là trẻ con không dám ra khỏi nhà vào buổi tối. Mọi người cũng không còn tụ tập sau những buổi cầu nguyện như trước đây", Karno Supadmo, một người dân trong làng Kepuh, cho biết.

Theo Reuters, tính đến 13/4, Indonesia ghi nhận 4.231 ca nhiễm Covid-19 và 373 ca tử vong. Con số vẫn chưa dừng ở đó.

Các nhà nghiên cứu ở Đại học Indonesia dự báo quốc gia Đông Nam Á này sẽ có khoảng 140.000 người tử vong vì Covid-19 và 1,5 triệu người nhiễm bệnh tính tới tháng 5/2020 nếu các biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt không được áp dụng.

Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19:

- Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

- Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi.

- Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác.

- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.

- Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 1900322819009095.

Nguồn: [Link nguồn]

Chưa dẹp yên Covid-19, quốc gia Đông Nam Á phải ”đau đầu” vì dịch bệnh khác

Ngoài virus SARS-CoV-2 gây dịch Covid-19, Thái Lan còn có một loại virus khác đang lây lan nhanh chóng ở động vật, tấn công vào...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Thái - Reuters ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN