Hàng chục tàu chở LNG chạy chậm quanh bờ biển châu Âu và mục đích đằng sau

Hàng chục tàu chở khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) trị giá khoảng 2 tỷ USD đang di chuyển với tốc độ “rùa bò” quanh bờ biển ở tây bắc châu Âu và bán đảo Iberia (nơi có 2 quốc gia chiếm phần lớn diện tích là Tây Ban Nhà và Bồ Đào Nha).

Nhiều chủ tàu không muốn bán LNG trong tháng 11, khi giá chưa tăng như họ mong muốn (ảnh: Aljazeera)

Nhiều chủ tàu không muốn bán LNG trong tháng 11, khi giá chưa tăng như họ mong muốn (ảnh: Aljazeera)

Theo Financial Times, nhóm tàu chở LNG nói trên có khoảng 30 tàu. Chúng bị “thả trôi” ngoài khơi trong khi nhiều nước châu Âu “khát” nhiên liệu. Lý do là chủ tàu muốn chờ giá khí đốt bị đẩy lên cao hơn.

“Tàu chở LNG xếp hàng dài bên ngoài các trạm tiếp nhận khí đốt ở châu Âu. Những gì họ mong đợi là giá bán cao hơn”, Felix Booth – trưởng phòng kinh doanh LNG thuộc công vận tải biển Vortexa – cho hay.

Theo ông Felix Booth, nếu thời tiết lạnh hơn, nhu cầu năng lượng sẽ tăng lên và kéo theo giá LNG tăng.

Dữ liệu vận tải từ Vortexa cho hay, ngoài số tàu đang chạy quanh châu Âu, có khoảng 30 tàu khác đi từ Đại Tây Dương tới và dự kiến sẽ gia nhập nhóm tàu đến trước. Số lượng tàu chở LNG tới các vùng biển châu Âu đã tăng gấp đôi trong vòng 2 tháng qua, khi nhiều nước nỗ lực bổ sung kho dự trữ khí đốt trước mùa đông.

Tuy nhiên, nhiệt độ tương đối ấm áp ở châu Âu trong thời điểm hiện tại khiến nhu cầu tiêu thụ khí đốt giảm so với dự kiến. Giá khí đốt vì vậy cũng giảm theo.

Giá khí đốt châu Âu hiện ở mức dưới 85 euro/MWh, giảm khoảng 70% so với đỉnh điểm hồi cuối tháng 8.

Theo Financial Times, nhiều chủ tàu chở LNG cho rằng, trong tương lai, giá khí đốt thể tăng cao hơn so với giá giao ngay lập tức. Điều này khiến thị trường năng lượng châu Âu “căng thẳng” khi hiện tượng “găm hàng” xuất hiện.

Theo một số chuyên gia, giá khí đốt trong tháng 12 có thể cao hơn 30% so với giá tháng 11. Đặc biệt, giá khí đốt tháng 1/2023 có thể cao hơn giá tháng 11 tới 35%. Các thương nhân đang giữ lại khí đốt để giao càng muộn càng tốt. Họ sẵn sàng trả thêm chi phí vận hành tàu để “găm hàng” lâu nhất có thể.

Tình hình này khiến châu Á lo ngại. Hiện tượng giữ LNG không bán dẫn đến khan hiếm các tàu có sẵn, giá vận tải bị đảy lên cao. Châu Á đã phải cạnh tranh tàu chở hàng với châu Âu từ đầu năm đến nay.

Nhiều nước châu Âu đã lấp đầy các kho dự trữ khí đốt tới mức gần 100% trước mùa đông. Theo Gas Infrastructure Europe, tính đến cuối tháng 10, hầu hết các kho chứa ở châu Âu đạt công suất trung bình 94%, với Bỉ đạt 100%, Pháp 99% và Đức 98%.

Tình trạng “găm hàng” nhiên liệu từng xảy ra vào thời điểm dịch Covid-19 bùng phát mạnh trên thế giới. Khi kinh tế đình trệ, lượng dầu thô dư thừa khiến các thương nhân giữ dầu trên tàu không bán, chờ giá tăng trở lại.

Nguồn: [Link nguồn]

Kho dự trữ khí đốt đầy hơn 90%, vì sao châu Âu còn phải lo?

Kế hoạch cho một mùa đông thiếu khí đốt Nga ở châu Âu, không có chỗ cho những sai số, tờ Wall Street Journal nhận định.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Chính Pháp - Financial Times ([Tên nguồn])
Thời sự thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN