Hải sản ngon và bổ, nhưng rồi có thể con người sẽ không còn dám ăn?

Nghiên cứu mới đây cho biết biến đổi khí hậu và việc đánh bắt quá mức đang khiến hàm lượng của một loại chất độc đang có dấu hiệu gia tăng trong các loài hải sản đang là món ăn phổ biến của con người.

Biến đổi khí hậu và đánh bắt tràn lan đang khiến hàm lượng độc tố trong các loài cá biển tăng lên (Ảnh: AP)

Biến đổi khí hậu và đánh bắt tràn lan đang khiến hàm lượng độc tố trong các loài cá biển tăng lên (Ảnh: AP)

Theo một nghiên cứu mới được công bố từ các chuyên gia của Đại học Havard trên tạp chí Nature, một số loài cá biển vốn phổ biển trong các bữa ăn hàng ngày của con người, như cá ngừ, cái hồi hay cá kiếm…. đang có hàm lượng thủy ngân trong cơ thể cao gấp nhiều lần so với thời điểm vài năm về trước.

Nguyên nhân được cho là các loài cá này đã buộc phải điều chỉnh chế độ ăn của mình sang các loài sinh vật biển khác có chứa hàm lượng thủy ngân cao hơn, do nguồn thức ăn chính của chúng – những loài cá trích và sardines cỡ nhỏ - đang ngày càng cạn kiệt vì bị đánh bắt bừa bãi.

Dựa trên 30 năm thu thập dữ liệu, nghiên cứu cho biết nồng độ methylmercury tích tụ trong loài cá tuyết ở Đại Tây Dương đã tăng tới 23% trong giai đoạn từ những năm 1970 đến đầu những năm 2000. Nghiên cứu đã liên hệ sự gia tăng đáng báo động này với chế độ ăn bị xáo trộn của loài cá tuyết do việc khai thác hải sản quá mức.

Tuy nhiên không chỉ riêng việc đánh bắt thủy sản, mà biến đổi khí hậu cũng là nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng trên, do thời tiết thay đổi khiến nhiệt độ nước biển tăng lên, tần suất hoạt động của loài cá cũng vì thế mà tăng theo, và chúng buộc phải ăn nhiều hơn để có thể tồn tại. Việc săn nhiều mồi hơn đồng nghĩa với hàm lượng thủy ngân tích tụ trong các loài cá cũng nhiều hơn.

Nghiên cứu cũng phát hiện nồng độ thủy ngân trong loài cá ngừ vây xanh Đại Tây Dương ước tính đã lên tới 56% do nhiệt độ nước biển liên tục tăng từ năm 1969.

“Biến đổi khí hậu không chỉ đơn thuần là việc ‘thời tiết sẽ ra sao trong vòng 10 năm tới’, mà nó còn liên quan đến những thứ sẽ được bày trên đĩa ăn của bạn trong vòng 5 năm tới,” Amina Shartup, người chỉ đạo nghiên cứu trên, cho biết.

Theo các nhà khoa học, con người rất có thể sẽ phải nói "không" với đồ biển trong vòng 5 năm tới (Ảnh minh họa)

Theo các nhà khoa học, con người rất có thể sẽ phải nói "không" với đồ biển trong vòng 5 năm tới (Ảnh minh họa)

Các nhà khoa học cho biết việc con người bị phơi nhiễm methylmercury – hợp chất được tạo ra khi thủy ngân được hòa vào nước biển – là rất nguy hại, đặc biệt đối với phụ nữ mang thai, vì nó có liên hệ tới các chứng rối loạn thần kinh dài hạn khi thai nhi bị phơi nhiễm thủy ngân ở ngay trong bụng mẹ. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã coi đây là một mối lo sức khỏe lớn đối với cộng đồng.

“Tuy nhiên, mọi người không nên quá lo sợ đến mức ngừng ăn toàn bộ các loại hải sản, vì chúng vẫn là những nguồn thức ăn bổ dưỡng,” Elsie Sunderland, tác giả cao cấp của nghiên cứu trên, cho biết với hãng thông tấn Reuters, “Chúng tôi chỉ muốn cho mọi người thấy rằng biến đổi khí hậu có thể gây tác động trực tiếp lên những gì con người ăn uống hàng ngày, rằng nó cũng có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta…chứ không chỉ riêng những thứ như biến đổi thời tiết hay mực nước biển dâng.”

Kể từ những năm 1990, lượng thủy ngân tích tụ nhìn chung đã suy giảm do việc gia tăng những quy định về môi trường và số lượng nhà máy nhiệt điện được cắt giảm. Vào năm 2017, một hiệp ước mang tính toàn cầu đã được giới thiệu với mục tiêu giảm thiểu lượng thủy ngân bị thải ra môi trường.

Tuy nhiên hàm lượng thủy ngân trong các loài cá đã không suy giảm như dự kiến. Hiệp ước này đã thất bại trong việc giải quyết những ảnh hưởng to lớn từ việc đánh bắt hải sản bừa bãi lên hệ sinh thái biển, hay tác động của biến đổi khí hậu lên chế độ ăn của các loài cá. Vì thế, hầu hết nguồn cung hải sản của chúng ta trong thời điểm hiện nay đều có hàm lượng thủy ngân cao hơn so với trước kia.

Theo ghi nhận gần đây bởi các chuyên gia khí hậu của Úc, khoảng 1/6 các loài cá và sinh vật biển trên toàn bộ các đại dương trên thế giới sẽ biến mất vào cuối thế kỷ này, nếu biến đổi khí hậu tiếp tục phát triển với tốc độ như ở thời điểm hiện tại. Hơn nữa, nếu hiệu ứng nhà kính trên thế giới vẫn duy trì mức độ phát triển như hiện nay, khoảng 17% sinh khối – tổng khối lượng của toàn bộ các loài sinh vật biển – sẽ mất đi vào năm 2100. Chỉ khi nào lượng khí thải carbon trên thế giới được cắt giảm một cách triệt để, thì tỷ lệ thất thoát này mới có thể giảm xuống mức còn 5%.

2030: 100 triệu người chết do biến đổi khí hậu

Khoảng 5 triệu người tử vong mỗi năm vì ô nhiễm không khí, nạn đói và bệnh tật do hậu quả của biến đổi khí hậu.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Việt Anh - CBS News ([Tên nguồn])
Thời sự thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN