Hai phi hành gia NASA sẽ làm gì khi mắc kẹt thêm 6 tháng nữa trên không gian?

00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Gần 3 tháng trước, 2 phi hành gia Suni Williams và Butch Wilmore của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đã bay lên Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) bằng tàu vũ trụ Starliner của Boeing. Đây là chuyến bay thử nghiệm có người lái đầu tiên của tàu vũ trụ này. Khi đó, họ dự kiến ​​sẽ trở về Trái đất trong vòng 1 tuần.

Hai phi hành gia Butch Wilmore và Suni Williams

Hai phi hành gia Butch Wilmore và Suni Williams

Tuy nhiên, hiện tại họ đã ở trên ISS hơn 11 tuần và NASA mới đây thông báo rằng họ sẽ ở lại đó cho đến đầu năm 2025. Sự không chắc chắn xung quanh các vấn đề với tàu Starliner đã thúc đẩy cơ quan vũ trụ này nhờ SpaceX đưa các phi hành gia trên trở về bằng tàu vũ trụ Crew Dragon.

Vậy 2 phi hành gia Suni Williams và Butch Wilmore sẽ làm gì trong 5 hoặc 6 tháng nữa trên không gian?

“Biết rằng đây là chuyến bay thử nghiệm, nên vài năm trước, chúng tôi đã đưa ra quyết định để đảm bảo rằng có đủ nguồn lực, vật tư và đào tạo phù hợp cho phi hành đoàn, trong trường hợp họ cần ở trên ISS trong thời gian dài hơn”, Dana Weigel, Giám đốc Chương trình Trạm vũ trụ quốc tế của NASA, cho biết trong cuộc họp báo ngày 7-8.

“Williams và Wilmore đã được đào tạo đầy đủ”, Weigel nói thêm, “Họ có khả năng thực hiện chuyến đi bộ ngoài không gian, làm việc với robot hay với tất cả những việc chúng tôi cần họ làm”.

Hai phi hành gia này sẽ chuyển sang làm thành viên phi hành đoàn thám hiểm toàn thời gian, gia nhập nhóm phi hành gia Crew-9 của SpaceX

Hai phi hành gia này sẽ chuyển sang làm thành viên phi hành đoàn thám hiểm toàn thời gian, gia nhập nhóm phi hành gia Crew-9 của SpaceX

NASA cho biết, 2 phi hành gia này sẽ chuyển sang làm thành viên phi hành đoàn thám hiểm toàn thời gian, gia nhập nhóm phi hành gia Crew-9 của SpaceX. Nhóm này dự kiến sẽ thực hiện nhiệm vụ từ ngày 24-9 tới.

Theo đó, Williams và Wilmore sẽ đảm nhận những nhiệm vụ thông thường của phi hành đoàn như thực hiện các chuyến đi bộ ngoài không gian, bảo trì phòng thí nghiệm trên quỹ đạo và thực hiện lịch trình thí nghiệm khoa học chặt chẽ.

NASA cho biết, đến nay, các phi hành gia này đã tham gia một số công việc thường ngày như bảo dưỡng trạm vũ trụ, kiểm tra phần cứng, sắp xếp hàng hóa, thực hiện kiểm tra tàu vũ trụ Starliner, hỗ trợ các thí nghiệm khoa học và trình diễn công nghệ. Ngoài ra, họ cũng có thời gian thư giãn trong điều kiện phi trọng lực.

Việc các phi hành gia bất ngờ kéo dài thời gian ở trên trạm vũ trụ trong nhiều ngày, nhiều tuần hoặc thậm chí nhiều tháng, không phải là chuyện hiếm.

Trước đó, phi hành gia NASA Frank Rubio đã được lên kế hoạch dành khoảng 6 tháng trên Trạm vũ trụ quốc tế cho chuyến đi đầu tiên của ông đến quỹ đạo Trái đất thấp, bắt đầu vào tháng 9-2022. Tuy nhiên, ông đã ở 371 ngày trong không gian sau khi phát hiện ra rò rỉ chất làm mát của tàu vũ trụ Soyuz (Nga) khi kết nối với ISS. Chuyến đi kéo dài 1 năm của phi hành gia Rubio đã lập kỷ lục của Mỹ về số ngày liên tục ở trên quỹ đạo nhiều nhất.

Nguồn: [Link nguồn]

Mọi chuyện bắt đầu khi Curiosity – tàu thăm dò nặng 1 tấn của NASA – vô tình va chạm với một khối đá trên Sao Hỏa và làm nó vỡ ra.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Tuấn Anh - CNN ([Tên nguồn])
Khám phá vũ trụ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN