Hai người phụ nữ sau lưng nhà vua Thái Lan: Tương đồng và khác biệt

Nhà vua Thái Lan Maha Vajiralongkorn vừa tước bỏ mọi danh hiệu của Hoàng quý phi Sineenat Wongvajirapakdi vì bất trung và ganh đua với Hoàng hậu Suthida. Dưới đây là cái nhìn tổng quát về Hoàng hậu Suthida và Hoàng quý phi bị phế truất Sineenat Wongvajirapakdi.

Hoàng hậu Suthida (phải) và Hoàng quý phi bị phế truất Sineenat. Ảnh: THE STRAITS TIMES

Hoàng hậu Suthida (phải) và Hoàng quý phi bị phế truất Sineenat. Ảnh: THE STRAITS TIMES

Con đường trở thành hoàng hậu Thái của nữ tiếp viên hàng không

Hoàng hậu Suthida, sinh năm 1978, từng tốt nghiệp tại Đại học Assumption ở thủ đô Bangkok với bằng cử nhân về truyền thông năm 2000. Trong thời gian làm nữ tiếp viên của hãng hàng không Thai Airways, bà Suthida đã gặp Maha Vajiralongkorn, khi đó còn là thái tử của Thái Lan, trên một chuyến bay.

Năm 2012, bà lần đầu tiên được nhận sắc phong hoàng gia từ cố quốc vương Bhumibol Adulyadej với huân chương Voi trắng, vì "sự trung thực, lòng trung thành và trách nhiệm, sự cống hiến và hy sinh" cho thái tử Vajiralongkorn. Với sắc lệnh này, bà được phong là trung tá Suthida Vajiralongkorn.

Năm 2013, bà gia nhập quân đội hoàng gia Thái Lan và một năm sau được bổ nhiệm làm phó chỉ huy lực lượng cận vệ của Nhà vua. Nhà vua Vajiralongkorn chỉ huy lực lượng này. Sau khi cố quốc vương Bhumibol Adulyadej băng hà và thái tử Vajiralongkorn tiếp quản ngai vị, ông phong Suthida lên hàm tướng trong quân đội hoàng gia Thái Lan năm 2016.

Hoàng hậu Suthida quỳ dưới chân chồng mình, cũng là Nhà vua Thái Lan để nhận sắc phong. Ảnh: VĂN PHÒNG HOÀNG GIA THÁI LAN

Hoàng hậu Suthida quỳ dưới chân chồng mình, cũng là Nhà vua Thái Lan để nhận sắc phong. Ảnh: VĂN PHÒNG HOÀNG GIA THÁI LAN

Năm 2012, bà Suthida lần đầu tiên được nhận sắc phong hoàng gia từ cố quốc vương Bhumibol Adulyadej với huân chương Voi trắng. Ảnh: EPA

Năm 2012, bà Suthida lần đầu tiên được nhận sắc phong hoàng gia từ cố quốc vương Bhumibol Adulyadej với huân chương Voi trắng. Ảnh: EPA

Nhà vua Vajiralongkorn trước khi lên ngôi thường cùng bà Suthida dành thời gian sống ở Đức. Ông sở hữu một biệt thự trị giá hơn 12 triệu USD bên bờ hồ Starnberg, thành phố Munich. Ảnh: BILD LESER-REPORTER

Nhà vua Vajiralongkorn trước khi lên ngôi thường cùng bà Suthida dành thời gian sống ở Đức. Ông sở hữu một biệt thự trị giá hơn 12 triệu USD bên bờ hồ Starnberg, thành phố Munich. Ảnh: BILD LESER-REPORTER

Bà Suthida từ lâu đã bị đồn có quan hệ tình cảm với Vua Vajirusongkorn nhưng mối quan hệ của họ không được công khai, chưa từng được hoàng gia Thái Lan công nhận chính thức cho đến đầu năm nay. Ngày 1-5-2019, Nhà vua Vajiralongkorn làm lễ cưới với Đại tướng Suthida Vajirusongkorn tại cung điện Dusit ở Bangkok và sắc phong bà là Hoàng hậu Suthida, chỉ 3 ngày trước lễ đăng quang của nhà vua. Đây đã là lần kết hôn thứ 4 của nhà vua hiện ở tuổi 66.

Nhà vua Vajiralongkorn dành phần lớn thời gian với Hoàng hậu Suthida ở Thái Lan và Đức - nơi Quốc vương sở hữu một biệt thự trị giá 12 triệu USD bên hồ Starnberg ở Munich.

Y tá trở thành Hoàng quý phi bị phế truất

Bà Sineenat là người phụ nữ đầu tiên trong gần 1 thế kỷ được phong tước hiệu Hoàng quý phi. Bà được Nhà vua ban tước chưa đầy 3 tháng trước sinh nhật lần thứ 67 của ông vào ngày 28-7. Lễ phong tước cũng diễn ra chỉ 2 tháng sau khi Nhà vua kết hôn với Hoàng hậu Suthida.

Theo tiểu sử được công bố sau lễ sắc phong, bà Sineenat tên thật là Niramon Ounprom, sinh ngày 26-1-1985 ở tỉnh Nan, phía Bắc Thái Lan. Bà Sineenat là một phi công có trình độ, đã được đào tạo trong Không quân Thái Lan vào năm 2018. Trước đó, bà tốt nghiệp Trường Y tá Quân đội Hoàng gia Thái Lan ở tuổi 23.

Có điểm tương đồng ở bà Sineenat và Hoàng hậu Suthida khi bà cũng xuất thân từ ngành hàng không và trải qua huấn luyện để trở thành thành viên trong đội cận vệ Hoàng gia. Ảnh: VĂN PHÒNG HOÀNG GIA THÁI LAN

Có điểm tương đồng ở bà Sineenat và Hoàng hậu Suthida khi bà cũng xuất thân từ ngành hàng không và trải qua huấn luyện để trở thành thành viên trong đội cận vệ Hoàng gia. Ảnh: VĂN PHÒNG HOÀNG GIA THÁI LAN

Trước khi bị phế truất vì tội "bất trung" với vua, Hoàng quý phi Sineenat có những khoảnh khắc mặn nồng với nhà vua. Ảnh: VĂN PHÒNG HOÀNG GIA THÁI LAN

Trước khi bị phế truất vì tội "bất trung" với vua, Hoàng quý phi Sineenat có những khoảnh khắc mặn nồng với nhà vua. Ảnh: VĂN PHÒNG HOÀNG GIA THÁI LAN

Năm 2015, bà Sineenat gia nhập đội cận vệ thái tử rồi được thăng hàm đại tá, sau đó nhanh chóng thăng tiến. Ảnh: VĂN PHÒNG HOÀNG GIA THÁI LAN

Năm 2015, bà Sineenat gia nhập đội cận vệ thái tử rồi được thăng hàm đại tá, sau đó nhanh chóng thăng tiến. Ảnh: VĂN PHÒNG HOÀNG GIA THÁI LAN

Sau khi làm y tá từ năm 2008 đến 2012, bà gia nhập Văn phòng Hoàng gia với tư cách là nhân viên trong cửa hàng thủ công của cung điện. Bà Sineenat đã trải qua một số chương trình huấn luyện quân sự bao gồm chiến tranh rừng rậm, các khóa học sức bền, huấn luyện vệ sĩ hoàng gia và nhảy dù. Bà phục vụ trong đội cận vệ hoàng gia của nhà vua và được phong quân hàm thiếu tướng vào tháng 5.

Giống như hầu hết người Thái đều có biệt danh, bà Sineenat được biết đến với biệt danh "Koi", có nghĩa là ngón tay út. Sau khi được tấn phong Hoàng quý phi, bà đã dẫn đầu chương trình đội tình nguyện của nhà vua, giúp dọn dẹp không gian công cộng và các sự kiện của chính phủ.

Bà Sineenat diễu binh ở Bangkok trong lễ hỏa táng cố quốc vương Bhumibol. Ảnh: REUTERS

Bà Sineenat diễu binh ở Bangkok trong lễ hỏa táng cố quốc vương Bhumibol. Ảnh: REUTERS

Ngày 21-10, Nhà vua Maha Vajirusongkorn phế truất Hoàng quý phi Sineenat Wongvajirapakdi vì tội bất trung và chống lại lệnh phong hậu cho bà Suthida. Bà Sineenat đồng thời bị tước bỏ mọi tước vị và quân hàm vì hành vi bất tuân thượng lệnh nghiêm trọng. Hiện chưa rõ tình cảnh của bà Sineenat. Ở Thái Lan, những ai bị kết tội xúc phạm quốc vương, hoàng hậu, người kế vị, người nhiếp chính đều có thể đối mặt với án phạt 15 năm tù cho mỗi tội danh.

Nhận trọng trách vài ngày trước khi bị phế truất

Một bộ ảnh lan truyền hồi tháng 9 cho thấy Hoàng quý phi dọn dẹp một con kênh ở tỉnh Pathumthani và chào hỏi người dân địa phương ở thủ đô Bangkok. Đầu tháng 10, bà được Nhà vua giao nhiệm vụ phụ trách một chương trình tình nguyện được thành lập từ năm 2017. Có ít nhất 5 triệu tình nguyện viên tham gia, chuyên làm các công việc dân sự như làm sạch kênh rạch, cọ rửa vỉa hè và trồng rừng ngập mặn. Mới tuần trước, Hoàng quý phi được Nhà vua bổ nhiệm làm cố vấn trưởng cho lễ hội mùa đông có tên là Un Ai Rak dự kiến ​​sẽ được tổ chức tại Bangkok vào cuối năm nay.

Phế truất hoàng quý phi gây chấn động, vua Thái Lan nắm quyền lực bậc nhất ra sao?

So với thời vua cha Rama 9, nhà vua Thái Lan Maha Vajiralongkorn nắm nhiều quyền lực hơn, kiểm soát quân đội ở Bangkok, làm chủ...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo H.Bình - The Star, CNA ([Tên nguồn])
Tin tức Thái Lan Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN