Giải mã việc Triều Tiên định nghĩa lại quan hệ với Hàn Quốc

Với việc định nghĩa là quan hệ với Hàn Quốc, Triều Tiên có thể sắp có những thay đổi về chính sách và tổ chức trong chính phủ để coi Seoul là một quốc gia riêng biệt thù địch.

Một lính Hàn Quốc đứng gác ở làng đình chiến Bàn Môn Điếm trong khu phi quân sự giữa Triều Tiên và Hàn Quốc. (Ảnh: Reuters)

Một lính Hàn Quốc đứng gác ở làng đình chiến Bàn Môn Điếm trong khu phi quân sự giữa Triều Tiên và Hàn Quốc. (Ảnh: Reuters)

Theo các nhà phân tích, việc từ bỏ chính sách đã áp dụng trong mấy thập kỷ qua có thể để hợp lý hóa việc sử dụng vũ khí hạt nhân với Seoul nếu chiến tranh xảy ra trong tương lai.

Kể từ khi chiến tranh Triều Tiên 1950-1953 kết thúc trong bế tắc, hai miền vẫn thực hiện chính sách coi nhau như một phần, chứ không phải một quốc gia riêng rẽ.

Vì thế, hai bên đều có bộ và cơ quan chuyên xử lý quan hệ liên Triều, thay vì giao cho bộ ngoại giao, đồng thời áp dụng chính sách hướng đến sự thống nhất hòa bình trong tương lai, với tầm nhìn về một nhà nước hai chế độ.

Tuy nhiên, trong bài phát biểu cuối năm đưa ra trong tiệc chiêu đãi tuần trước, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un nói rằng việc thống nhất trong hòa bình là điều không thể, và chỉ đạo chính phủ phải áp dụng “thay đổi chính sách mang tính quyết định” trong quan hệ với “kẻ thù”. Ông cũng chỉ đạo quân đội chuẩn bị bình định và chiếm đóng miền nam nếu xảy ra khủng hoảng.

Theo ông Hong Min, nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Thống nhất quốc gia ở Seoul, những thay đổi này sẽ giúp Triều Tiên hợp lý hóa việc sử dụng vũ khí hạt nhân với Hàn Quốc.

“Nếu họ từ bỏ việc thống nhất hòa bình và định nghĩa lại Hàn Quốc như một quốc gia thù địch không có quan hệ ngoại giao, mâu thuẫn trong việc sử dụng vũ khí hạt nhân đối với chính người dân của mình sẽ biến mất”, ông Hong nói.

Một số nhà quan sát cho rằng tuyên bố của Triều Tiên phản ánh thực tế của hai quốc gia với sự chia rẽ và khác biệt lớn trong nhiều năm qua.

“Trong những năm gần đây, Triều Tiên gợi ý rằng họ đang chuyển sang thay đổi căn bản trong chính sách với Hàn Quốc, và bài phát biểu vừa qua không chỉ xác nhận mà còn chính thức hóa điều đó”, nhà nghiên cứu Rachel Minyoung Lee, công tác tại Trung tâm Stimson ở Mỹ, đánh giá.

Chưa rõ sẽ có những thay đổi gì về mặt cơ cấu. Một số nhà phân tích cho rằng phát biểu đó của nhà lãnh đạo Kim phản ánh thực tế hiện nay, và có thể không dẫn đến thay đổi lớn nào trong quan hệ vốn đã thù địch giữa Seoul và Bình Nhưỡng.

Những đợt căng thẳng trước đây, như thời kỳ “lửa và giận dữ” những năm 2016 và 2017, thường tiếp nối bằng giai đoạn giảm nhiệt và ưu tiên ngoại giao, như các cuộc gặp thượng đỉnh giữa ông Kim với lãnh đạo Hàn Quốc và Mỹ năm 2018 và 2019.

Theo ông Michael Madden, một chuyên gia về Triều Tiên tại Trung tâm Stimson, Ban Mặt trận Thống nhất của Đảng Lao động Triều Tiên vẫn là cơ quan xử lý quan hệ với Hàn Quốc, bao gồm hoạt động thu thập thông tin tình báo và tuyên truyền.

Nhưng nếu Bình Nhưỡng thay đổi định nghĩa về Seoul, Bộ trưởng Ngoại giao Choe Son Hui sẽ là người phụ trách nhiệm vụ này.

Nguồn: [Link nguồn]

Khả năng bán đảo Triều Tiên sẽ nóng hơn trong năm 2024

Chuyên gia cho rằng năm 2024 sẽ chứng kiến những đối đầu căng thẳng giữa hai miền Triều Tiên sau các phát biểu từ lãnh đạo hai nước và bối cảnh chính trị quốc tế.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Tú Linh - Reuters ([Tên nguồn])
Tin tức Triều Tiên Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN