Giải mã kế hoạch "táo bạo" thay đổi hệ thống chính trị Nga của ông Putin

Ông Putin đã giữ bí mật kế hoạch "táo bạo" của mình đến phút cuối cùng, khiến cả thế giới không khỏi ngỡ ngàng. Kế hoạch này liệu có làm nước Nga khởi sắc hơn trong tương lai hay không, nhất là nền kinh tế Nga?

Tổng thống Putin đã khiến cả thế giới bất ngờ về kế hoạch của mình. Nguồn: Huanqiu.

Tổng thống Putin đã khiến cả thế giới bất ngờ về kế hoạch của mình. Nguồn: Huanqiu.

Những biến động chính trị vừa qua của Nga khiến cả thế giới bất ngờ, thậm chí, ngay cả những Bộ trưởng của Nga cũng không được biết đến kế hoạch này và đều "ngơ ngác" khi được triệu tập để thông báo tất cả sẽ từ chức. Đáng chú ý, trong sự biến động chính trị lần này, Tổng thống Putin cũng đã đề xuất sửa đổi hiến pháp và việc này sẽ được công khai trưng cầu dân ý. Nhiều ý kiến cho rằng việc từ chức của chính phủ Nga và đề xuất sửa đổi Hiến pháp có liên quan mật thiết đến việc tăng quyền lực nghị viện trong nội các Chính phủ và sắp xếp việc chuyển giao quyền lực chính trị trong tương lai của Nga.

Tăng cường quyền lực Nghị viện

Trước khi Medvedev tuyên bố từ chức, ông Putin đã đề xuất sửa đổi hiến pháp và trưng cầu dân ý về vấn đề này. Theo thời báo Quan điểm của Nga, Hiến pháp hiện tại của Nga quy định rằng Tổng thống bổ nhiệm Thủ tướng với sự đồng ý của Duma Quốc gia, Thủ tướng sẽ bổ nhiệm Phó Thủ tướng và Bộ trưởng. Ông Putin đề nghị trao cho Duma Quốc gia quyền quyết định ứng cử viên Thủ tướng, và sau đó, dựa trên đề xuất của Thủ tướng, Duma Quốc gia sẽ phê chuẩn các thành viên nội các, và Tổng thống phải bổ nhiệm người do Duma Quốc gia đề xuất. Đây là những thay đổi rất có ý nghĩa trong hệ thống chính trị của đất nước Nga hiện nay và sẽ nâng cao vai trò và tầm quan trọng của quốc hội.

Quốc hội Nga sẽ được trao nhiều quyền lực hơn trong đợt cải cách lần này theo đề xuất của Putin. Nguồn: Huanqiu.

Quốc hội Nga sẽ được trao nhiều quyền lực hơn trong đợt cải cách lần này theo đề xuất của Putin. Nguồn: Huanqiu.

Ngoài ra, ông Putin cũng đề nghị ủy quyền cho Hội đồng Liên bang Nga (Thượng viện Quốc hội) căn cứ theo đề nghị của Tổng thống tiến hành bãi nhiệm các thẩm phán của Tòa án Hiến pháp và Tòa án Tối cao. Ông cũng đề nghị đưa ra các yêu cầu khắt khe hơn đối với các ứng cử viên tổng thống, đó là các ứng cử viên này phải sống ở Nga ít nhất 25 năm và không được có quốc tịch khác.

Sắp xếp “thời đại hậu Putin”

Phó Tổng thư ký Trung tâm nghiên cứu SCO của Viện Khoa học xã hội Trung Quốc, ông Dương Tiến cho biết, dưới thời đại Yeltsin thời gian thay đổi thủ tướng nhanh nhất của Nga diễn ra chỉ trong vài tháng, cho nên mặc dù giới quan sát cho rằng việc chính phủ Nga tuyên bố từ chức tương đối đột ngột, nhưng đối với Nga mà nói, đây không phải là vấn đề bất bình thường. Việc Thủ tướng Medvedev tuyên bố Chính phủ từ chức là sự kiện mang tính biểu tượng, không phải là dấu hiệu của sự bất ổn hay khủng hoảng chính trị của Nga. Theo những thông tin được tiết lộ thì Nga đã chuẩn bị cho kế hoạch này trong một thời gian dài.

Việc Thủ tướng Medvedev tuyên bố Chính phủ từ chức là sự kiện mang tính biểu tượng không phải là điều bất thường. Nguồn: Huanqiu.

Việc Thủ tướng Medvedev tuyên bố Chính phủ từ chức là sự kiện mang tính biểu tượng không phải là điều bất thường. Nguồn: Huanqiu.

Giám đốc Viện Quan hệ Quốc tế Hiện đại Á-Âu Đinh Hiểu Tinh tin rằng, sự kiện lần này không thể được coi là “địa chấn chính trị” Nga hay “thiên nga đen đang quay trở lại”, sự kiện này sẽ làm cho tình hình chính trị trong tương lai của Nga càng ổn định hơn.

Về lý do tuyên bố từ chức của Chính phủ Medvedev, giới quan sát Trung Quôc cho rằng, nhiệm kỳ của ông Medvedev sẽ hết hạn vào năm 2024, từ chức trước 4 năm, trước hết là vì nền kinh tế Nga yếu kém trong những năm gần đây và Chính phủ phải phụ trách vấn đề này. Tiếp theo đó là để chuẩn bị cho tình hình chính trị Nga sau năm 2024. Việc ông Putin nhanh chóng bổ nhiệm một Thủ tướng mới cho thấy, người này có khả năng là người kế thừa “thời kỳ hậu Putin” và Tổng thống Putin cần 4 năm để khảo nghiệm người kế vị này.

Theo truyền thông Nga, Phó Chủ tịch thứ nhất Ủy ban Kinh tế Hội đồng Liên bang Nga (Thượng viện) Sergei Kalashnikov cho biết, nguyên nhân của việc Chính phủ từ chức xuất phát từ nhu cầu cấp bách trong việc nhanh chóng điều chỉnh kết cấu quyền lực của Nga. Trong tương lai, cấu trúc chính phủ mới sẽ cho phép cải thiện chất lượng công việc và thực hiện tốt hơn các dự án liên quan.

Chính phủ mới của Nga được kỳ vọng sẽ lãnh đạo đất nước khởi sắc hơn trong tương lai. Nguồn: Huanqiu.

Chính phủ mới của Nga được kỳ vọng sẽ lãnh đạo đất nước khởi sắc hơn trong tương lai. Nguồn: Huanqiu.

Thời báo New York của Mỹ nhận định, động thái mới nhất của chính phủ Nga đã tạo ra suy đoán rằng Tổng thống Putin sẽ tiếp tục nắm giữ quyền lực của Nga sau khi kết thúc nhiệm kỳ 2024. Tuy nhiên RIA Novosti tin rằng, điều này có liên quan đến việc chuẩn bị cho việc chuyển giao quyền lực ở Nga. Tổng thống Putin không có ý định tiếp tục giữ chức tổng thống Nga sau năm 2024, nhưng ông có thể sẽ vẫn lãnh đạo Duma Quốc gia hoặc Hội đồng Liên bang.

Liên quan đến đề xuất sửa đổi hiến pháp của ông Putin, Chủ tịch Hội đồng Liên bang Nga Valentina Matvienko cho rằng, ông Putin đề xuất chuyển một phần quyền lực của mình cho quốc hội, đây là một tín hiệu tốt cho xã hội về sự ổn định chính trị của đất nước Nga. Hiện vẫn còn quá sớm để bỏ phiếu về sửa đổi hiến pháp nhưng công việc này có thể được thực hiện trong năm nay. Ông Zhirinovsky, lãnh đạo Đảng Dân chủ Tự do Nga tin rằng, cuộc bỏ phiếu sửa đổi Hiến pháp Nga có thể được tổ chức vào ngày 13/9.

Nguồn: [Link nguồn]

Ông Putin có thể lãnh đạo vô thời hạn

Trong thông điệp liên bang đọc hôm 15/1, tổng thống Nga Vladimir Putin đưa ra đề xuất cải tổ hiến pháp sâu rộng. Giới phân...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đức Trí (lược dịch) ([Tên nguồn])
Tin tức Nga Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN