Giải được bài toán 300 năm, nhận thưởng 16 tỉ

Một nhà toán học người Anh vừa nhận giải thưởng 16 tỉ đồng vì đã chứng minh thành công một định lý toán học cách đây 300 năm.

Giải được bài toán 300 năm, nhận thưởng 16 tỉ - 1

Nhà toán học Andrew Wiles vừa được thưởng 16 tỉ vì minh chứng được một định lý toán học cổ đại

Năm 1993, Andrew Wiles đã công bố kết quả nghiên cứu 7 năm của mình về “Định lý cuối cùng của Fermat” tại Đại học Cambridge. Khi nhà toán học người Anh này viết những bằng chứng của ông trên bảng đen, 200 nhà nghiên cứu tham dự bài giảng đã im lặng sững sờ và ngay sau đó đồng loạt vỗ tay ca ngợi.

Quá trình nghiên cứu của Wiles đã trải qua nhiều sự điều chỉnh, cụ thể như một lỗi được phát hiện năm 1994. Nhưng về cơ bản, ông đã chứng minh được một trong những định lý toán học lâu đời nhất thế giới. Khoảng 20 năm sau đó, Wiles đã được trao tặng giải thưởng Abel uy tín.

Ngoài việc được vinh danh, nhà toán học tài ba còn được thưởng 720.000 USD (khoảng 16 tỉ đồng) tiền mặt.

Giải được bài toán 300 năm, nhận thưởng 16 tỉ - 2

Chân dung nhà toán học Andrew Wiles

Định lý toán học đã được đưa ra bởi nhà toán học Pierre de Fermat vào năm 1637. Nội dung như sau “an + bn = cn. Phương trình này không áp dụng với số nguyên n≥3." Nói cách khác, n không bao giờ có thể được lớn hơn 2 để phương trình có thể cho con số đúng. Nghe có vẻ đơn giản, nhưng việc minh chứng định lý toán học này đã ám ảnh các nhà toán học suốt nhiều thế kỷ.

Kể từ khi tìm thấy một cuốn sách về định lý này khi mới 10 tuổi, Wiles đã luôn suy nghĩ về nó và thực sự say mê nó.

"Định lý này luôn thôi thúc tôi" Wiles nói với tờ The Guardian. "Đó là vấn đề toán học nổi tiếng nhất, mặc dù tôi không biết điều này vào thời điểm đó. Điều khiến tôi ngạc nhiên là lại có một số vấn đề toán học chưa được giải quyết mà một đứa trẻ 10 tuổi có thể hiểu và thậm chí cố gắng để giải được. Và tôi đã cố gắng trong suốt những năm niên thiếu của tôi. Khi đi học đại học, tôi nghĩ rằng tôi đã có một bằng chứng, nhưng hóa ra nó đã sai", ông nói.

Việc chứng minh thành công định lý toán học này được mô tả như là một bước ngoặt trong sự phát triển của toán học.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Trà My - IFLSience ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN