EU bất ngờ cảnh báo Trung Quốc về tình hình Ukraine

Trong một động thái cứng rắn hơn đối với Trung Quốc, Liên minh châu Âu (EU) dự kiến "đánh giá lại và giảm rủi ro" khi đề cập tới mối quan hệ giữa hai bên.

Theo đài RT, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von Der Leyen ngày 30-3 nói rằng lập trường của Trung Quốc về cuộc xung đột tại Ukraine "là yếu tố quyết định mối quan hệ tương lai giữa EU và Bắc Kinh".

Đây là lần đầu tiên nhà lãnh đạo EU làm rõ mối quan hệ giữa khối này với Trung Quốc. Bà von Der Leyen tuyên bố EU cần phải "cứng rắn hơn" khi giao dịch với Trung Quốc. Bên cạnh đó, bà von Der Leyen tiết lộ EU dự kiến "đánh giá lại và giảm rủi ro" khi đề cập tới mối quan hệ giữa hai bên, bao gồm quan hệ kinh tế và chính trị. 

Chưa hết, chủ tịch EC ám chỉ việc EU có thể sẽ không theo đuổi thỏa thuận thương mại lớn với Trung Quốc. Thỏa thuận được thống nhất vào năm 2020 nhưng bị Nghị viện châu Âu tạm dừng sau khi một số thành viên của khối này bị Bắc Kinh trừng phạt.

Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von Der Leyen phát biểu tại một hội nghị video EU - Trung Quốc. Ảnh: EC

Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von Der Leyen phát biểu tại một hội nghị video EU - Trung Quốc. Ảnh: EC

Tuy nhiên, bà von Der Leyen lưu ý "không nên tách khỏi Trung Quốc hoàn toàn vì điều đó không khả thi và không có lợi cho châu Âu".

Chủ tịch EC cũng bày tỏ quan ngại về mối quan hệ giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin. Hai nhà lãnh đạo này đã gặp nhau tại thủ đô Moscow - Nga hồi tuần trước. Sau cuộc gặp, ông Tập cho biết họ "đang thúc đẩy sự thay đổi địa chính trị trên toàn thế giới".

Trong một diễn biến khác, Quốc vương Ả Rập Saudi Salman bin Abdulaziz Al Saud đầu tuần này ký biên bản ghi nhớ tại một cuộc họp nội các, qua đó trao cho Ả Rập Saudi quy chế “đối tác đối thoại” với Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) – khối chính trị, kinh tế và an ninh hiện do Trung Quốc làm chủ tịch. Cuộc họp diễn ra ở Cung điện al-Salam, Jeddah, theo hãng tin SPA.

Ngoài việc chính thức hóa quan hệ đối tác, Quốc vương Salman cũng phê chuẩn hoạt động đào tạo kỹ thuật và dạy nghề với Trung Quốc.

Riêng Thái tử Mohammed bin Salman gửi lời cảm ơn Trung Quốc vì làm trung gian cho các cuộc đàm phán với Iran, đỉnh điểm là thiết lập lại "mối quan hệ láng giềng tốt đẹp" vào đầu tháng này.

SCO ra đời hồi năm 2001, bao gồm các thành viên Nga, Trung Quốc, Kazakhstan, Kyrgyzstan và Tajikistan.

Nguồn: [Link nguồn]

Thủ tướng Ba Lan: EU ”mệt mỏi” với các lệnh trừng phạt Nga

Nhà lãnh đạo Ba Lan cho biết chính phủ nước này liên tục báo cho EU về "các lỗ hổng mà Moscow tận dụng để giảm tác động từ các lệnh trừng phạt của khối". 

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phạm Nghĩa ([Tên nguồn])
Thời sự thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN