Đừng để bị phim "lừa", 5 vị tướng kiệt xuất này không hề tồn tại trong lịch sử Trung Quốc

Sự kiện: Tin tức Trung Quốc

Có những danh tướng Trung Quốc, tên tuổi đã quá quen thuộc đối với khán giả truyền hình và trở thành niềm tự hào được hậu thế nước này ngưỡng vọng, ngợi ca. Nhưng trong những danh tướng được biết đến nhiều qua màn ảnh nhỏ, lại có một số người không hề tồn tại trong thực tế lịch sử.

Các triều đại phong kiến Trung Quốc không thể thiếu vai trò của võ tướng (ảnh minh họa)

Các triều đại phong kiến Trung Quốc không thể thiếu vai trò của võ tướng (ảnh minh họa)

Hầu như trong các triều đại phong kiến Trung Quốc, đều xuất hiện những vị khai quốc công thần đồng thời là võ tướng. Có thể thấy, các triều đại không thể thiếu vai trò của võ tướng. Không có võ tướng đánh đông dẹp bắc thì e là vua có tài giỏi đến đâu cũng khó làm nên nghiệp lớn của vương triều.

Lý Nguyên Bá

Những ai từng xem “Tùy Đường diễn nghĩa” hẳn không xa lạ nhân vật Lý Nguyên Bá (ảnh minh họa)

Những ai từng xem “Tùy Đường diễn nghĩa” hẳn không xa lạ nhân vật Lý Nguyên Bá (ảnh minh họa)

Qua những bộ phim truyền hình, người xem biết đến dũng tướng trẻ tuổi Lý Nguyên Bá, là con trai thứ ba của Đường Cao Tổ Lý Uyên, tức em trai của Lý Thế Dân. Đặc biệt, những ai từng xem “Tùy Đường diễn nghĩa” hẳn không xa lạ nhân vật này. Võ công của Lý Nguyên Bá phi thường, tung hoành trận mạc khi mới chỉ 12 tuổi.

Điều mà người xem ấn tượng nhất là đôi phá thiên chùy nhân vật này cầm trên tay, nặng đến 400kg, có nghĩa là mỗi tay cầm 200kg. Mỗi quả chùy có thể hạ gục được một con ngựa chiến.

Lý Nguyên Bá còn cưỡi ngựa như bay, theo truyền thuyết dã sử, nhân vật này ngày đi vạn dặm, đêm đi tám ngàn dặm. Cũng theo mô tả trong truyền thuyết, Lý Nguyên Bá đã hạ gục được “Đệ nhất dũng sĩ Đại Tùy” lúc bấy giờ là Vũ Văn Thành Đô.

Trong trận chiến Tử Kim Sơn, đối diện với quân địch, Lý Nguyên Bá không chút nao núng, đã hạ gục 1,85 triệu quân trong biển máu. Trong trận chiến này, đối phương có thể nói là nhận kết cục đại bại, cuối cùng chỉ còn lại 650.000 người.

Sau trận chiến Tử Kim Sơn, Lý Nguyên Bá quay lại Trường An, trên đường về gặp cơn giông tố, bị sét đánh chết.

Một con người như vậy quả là phi thường, nhưng lại chỉ là nhân vật hư cấu.

Ngột Đột Cốt

Danh tướng Ngột Đột Cốt nổi tiếng có giáp mây lợi hại (ảnh minh họa)

Danh tướng Ngột Đột Cốt nổi tiếng có giáp mây lợi hại (ảnh minh họa)

Danh tướng hư cấu thứ hai là Ngột Đột Cốt trong tiểu thuyết “Tam quốc diễn nghĩa” của nhà văn La Quán Trung. Ngột Đột Cốt người Nam Man.

Ngột Đột Cốt cao 12 thước. 1 thước xưa của Trung Quốc tương đương hơn 20cm, có nghĩa là người này cao hơn 2m. Điều đáng chú ý là, Ngột Đột Cốt là vua của nước Ô Qua và người này không bao giờ ăn các loại ngũ cốc mà ăn rắn và bọ cạp. Nhiều người lấy làm lạ và sợ khi đọc chi tiết này.

Ngột Đột Cốt có đội quân giáp mây (dây mây mọc ở khe núi, đem ngâm dầu phơi khô rồi chế thành áo giáp). Loại giáp này gươm chém không rách, tên bắn không thủng) vô cùng lợi hại.

Khi Ngột Đột Cốt dẫn quân đánh Thục, quân Thục lúc đầu không địch nổi, phải bỏ chạy. Nhưng cuối cùng, quân Ngột Đột Cốt do mặc áo giáp mây nên dễ bắt lửa và chết cháy thảm hại khi trúng kế sách của Gia Cát Lượng.

Tiết Đinh Sơn

Tiết Đinh Sơn được biết đến là danh tướng triều Đường (ảnh minh họa)

Tiết Đinh Sơn được biết đến là danh tướng triều Đường (ảnh minh họa)

Trong phim truyền hình và trong tiểu thuyết, Tiết Đinh Sơn là danh tướng triều Đường, là con trai của Tiết Nhân Quý danh tướng tài năng xuất chúng.

Tiết Nhân Quý là nhân vật có thật trong lịch sử Trung Quốc nhưng Tiết Đinh Sơn lại là nhân vật hư cấu.

Tiết gia vốn được coi là rường cột của Đại Đường khi liên tiếp hai đời Đông chinh Tây phạt. Tiết Nhân Quý vì có công chinh đông, nên được phong là “bình Liêu vương”, nhưng sau vì có mâu thuẫn với hoàng tử Lý Đạo Tôn của nhà Đường mà bị tống ngục oan. Theo tiểu thuyết và phim ảnh, sau Tiết Đinh Sơn xuất chinh lập công nên xin cho cha được giải thoát.

Tiết Đinh Sơn đã từng giành được thắng lợi lớn trong cuộc chinh phạt Tây Lương. Trên đường đi còn tiện lấy luôn ba người vợ, lần lượt là cô gái cản đường Đậu Tiên Đồng, cô nương xấu xí Trần Kim Định và con gái của viên tướng Tây Lương Phàn Lê Hoa.

Đương nhiên thực tế khó có những câu chuyện ngẫu nhiên như vậy. Nhân vật này cũng chỉ là sản phẩm từ trí tưởng tượng của con người, không hề tồn tại trong lịch sử.

Dương Tôn Bảo

Trong phim, Dương Tôn Bảo là danh tướng thời Bắc Tống (ảnh minh họa)

Trong phim, Dương Tôn Bảo là danh tướng thời Bắc Tống (ảnh minh họa)

Dương Tôn Bảo là một nhân vật trong giai thoại Dương gia tướng thời Bắc Tống. Câu chuyện về danh tướng Dương gia có lẽ đã đồng hành cùng tuổi thơ của nhiều người Trung Quốc và họ thường ngưỡng mộ nhân vật này qua các câu chuyện anh hùng của trong phim.

Cả nhà họ Dương, nam, nữ, già, trẻ đều đem cả cuộc đời mình cống hiến cho triều Tống, dành hết cho chiến trường. Vì vậy, họ được nhiều tác phẩm điện ảnh Trung Quốc ca ngợi là gia đình có truyền thống trung nghĩa.

Nhiều người xem tiếc nuối khi Dương Tôn Bảo đã mất mạng trước mũi tên của quân địch trong một trận chiến. Thế nhưng trong lịch sử, không hề có nguyên mẫu của tướng Dương gia này.

Mục Quế Anh

Mục Quế Anh được người Trung Quốc coi là tấm gương tiêu biểu về người phụ nữ anh hùng (ảnh minh họa)

Mục Quế Anh được người Trung Quốc coi là tấm gương tiêu biểu về người phụ nữ anh hùng (ảnh minh họa)

Có lẽ cái tên Mục Quế Anh không xa lạ gì đối với những người hay xem các bộ phim truyền hình của Trung Quốc. Mục Quế Anh còn được người Trung Quốc coi là tấm gương tiêu biểu về phụ nữ anh hùng.

Khi còn nhỏ, cô theo mẹ lên bái lão mẫu Lê Sơn làm sư phụ, học được bản lĩnh thần tiễn phi đao.

Trên chiến trường, Mục Quế Anh gặp được Dương Tống Bảo. Hai người đã yêu nhau, rồi thành vợ chồng. Kể từ đó, cả hai liên tục lập những chiến công đáng kinh ngạc trên chiến trường, trở thành một thiên truyền kỳ. Tuy nhiên nữ anh hùng này cũng chỉ là sản phẩm của hư cấu, không tồn tại trong lịch sử.

Đây là những danh tướng “ngoài hành tinh”, hoàn toàn không tồn tại trong lịch sử Trung Quốc nhưng họ vẫn “tích cực tham gia” các bộ phim truyền hình về triều đại nhà Tùy, Đường, Bắc Tống và thuyết phục được nhiều người xem.

Nguồn: [Link nguồn]

Vị danh tướng Việt khiến Tần Thủy Hoàng nể phục, cho đúc tượng và xây đền thờ tưởng nhớ

Vào thời nhà Tần, đã từng có một vị tướng nước Việt được Tần Thủy Hoàng mời sang tận Trung Quốc, nắm quyền chỉ...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Hồng Nhung - Tổng hợp ([Tên nguồn])
Tin tức Trung Quốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN