Tam Quốc Diễn Nghĩa: Lần phạt Bắc thứ 2 của Gia Cát Lượng thất bại cay đắng vì vị tướng vô danh này

Sự kiện: Tam Quốc

Dù nắm được cả thiên thời và địa lợi nhưng Gia Cát Lượng vẫn gặp thất bại cay đắng trong lần phạt Bắc thứ 2 bởi "kẻ ngáng đường" là một vị tướng "vô danh", ít được biết đến lúc đương thời.

Gia Cát Lượng một đời tận trung với Thục Hán

Gia Cát Lượng một đời tận trung với Thục Hán

Gia Cát Lượng là một nhà chính trị, ngoại giao, chỉ huy quân sự, và cũng là một nhà phát minh kỹ thuật nổi tiếng của nhà Thục Hán thời Tam Quốc.

Từ sau sự kiện "Tam cố thảo lư", mời được Gia Cát Lượng xuất sơn phò tá, Lưu Bị từ 2 bàn tay trắng đã từng bước trở thành một trong những thế lực cát cứ hùng mạnh nhất, thống trị Tây Xuyên, xưng đế lập Thục.

Sau khi Lưu Bị mất, Gia Cát Lượng không lợi dụng tầm ảnh hưởng và quyền lực trong tay để lật đổ chính quyến, mà ông tiếp tục trung thành phò tá hậu chủ Lưu Thiện, duy trì sự nghiệp phục hưng Hán Thất.

Trong suốt những năm tháng sau đó, Gia Cát Lượng dẫn quân công đánh Bắc Ngụy 6 lần, lập nên giai thoại Lục xuất Kỳ Sơn nổi tiếng trong lịch sử.

Gia Cát Lượng đã tiến rất gần đến chiến thắng trong lần phạt Bắc thứ nhất nhưng một sai lầm của Mã Tắc đã phá hủy cả chiến dịch

Gia Cát Lượng đã tiến rất gần đến chiến thắng trong lần phạt Bắc thứ nhất nhưng một sai lầm của Mã Tắc đã phá hủy cả chiến dịch

Lần phạt Bắc thứ nhất, Gia Cát Lượng đột ngột khởi binh khiến nhà Ngụy bất ngờ không kịp chuẩn bị. Do đó, quân Thục mở đầu chiến dịch vô cùng thuận lợi, thắng lợi liên tiếp và chiếm được không ít thành trì phía Bắc.

Tuy nhiên, vị thừa tướng thần cơ diệu toán của nhà Thục chẳng thể ngờ rằng chiến dịch cuối cùng lại thất bại bởi chính cánh tay đắc lực nhất của mình. Nói như vậy là vì trong lần phạt Bắc thứ nhất, quân Thục bất ngờ bị mất "bàn đạp" Nhai Đình đúng vào thời khắc chiến thắng đang gần kề.

Trấn thủ Nhai Đình khi đó chính là Mã Tắc, người được chính tay Gia Cát Lượng cất nhắc, đào tạo. Mã Tắc vì quá tự tin vào sự thông minh của mình, làm trái với chỉ đạo của Gia Cát Lượng, tự đóng quân lên núi để rồi nhận về thất bại cay đắng vì thiếu nguồn nước.

Mất đi bàn đạp quan trọng nhất, năm 228, Gia Cát Lượng đành ngậm ngùi lui binh về Hán Trung, một mặt điều chỉnh lại quân đội, một mặt chờ đợi thời cơ tiếp theo.

Gia Cát Lượng không phải chờ đợi quá lâu để có cơ hội phạt Bắc lần 2, thậm chí thời cơ lần này còn tuyệt vời hơn lần trước rất nhiều.

Đông Ngô đánh Ngụy gián tiếp mang đến một cơ hội lớn giúp Gia Cát Lượng phạt Bắc lần 2

Đông Ngô đánh Ngụy gián tiếp mang đến một cơ hội lớn giúp Gia Cát Lượng phạt Bắc lần 2

Cuối năm 228, Đại đô đốc Đông Ngô Lục Tốn muốn chứng minh bản thân một lần nữa, nên dẫn binh giao chiến với quân Ngụy ở Thạch Đình, đánh bại đại quân của đại tướng Tào Hưu.

Hướng quân của Lục Tốn liên tiếp giành chiến thắng, gây sức ép rất lớn, buộc chính quyền nhà Ngụy phải điều động binh lực về hướng Đông. Điều đó đồng nghĩa, áp lực xuống phía Tây suy giảm không ít. Điều này đã gián tiếp mở ra cơ hội cho nhà Thục tấn công lên phía Bắc.

Chiến dịch phạt Bắc lần 2 của Gia Cát Lượng có thế nói là thiên thời địa lợi, nhưng lại thiếu mất nhân hòa bởi một "kẻ ngáng đường" không quá nổi danh, khiến lần tiến quân của nhà Thục cuối cùng vẫn rơi vào kết cục cũ. 

Khởi động chiến dịch lần này, Gia Cát Lượng dẫn theo đội quân hơn 40.000 binh lính theo hướng Trần Thương, một hướng tiến công theo tính toán của Gia Cát Lượng là dễ dàng.

Trong thành Trần Thương chỉ có hơn ngàn binh trấn thủ dưới sự chỉ huy của Hách Chiêu, một lĩnh tướng không quá nổi danh, thậm chí là "vô danh" so với những hào kiệt đương thời. Dù Hách Chiêu đã có sự chuẩn bị ngay từ khi nhận được thông báo nhưng thành Trần Thương vốn chỉ là một thành nhỏ lại không quá kiên cố, khó mà kháng cự lại đại quân đến từ phía Tây.

Tuy nhiên, Hách Chiêu đã khiến cho Gia Cát Lượng phải lạnh người trước khả năng ứng biến và phòng ngự của mình.

Trống hiệu nổi lên, Gia Cát Lượng cho binh sĩ dựng những chiếc thang mấy cao hàng thước, mỗi thang vài ba người trèo lên công thành. Hách Chiêu thấy vậy liền cho quân dùng bắn tên, dùng lửa đốt cháy hết thang mây của quân Thục.

Gia Cát Lượng sau đó cho quân ngày đêm lắp dựng chiến xa, để quân leo lên chiến xa mà tràn vào thành. Hách Chiêu nhanh trí, vội vàng sai quân vận đá đến, rồi quăng xuống đập xe. Xe vỡ tan tành, quân Thục không sao vào được.

Mấy mươi vạn đại quân của Gia Cát Lượng sau hơn 20 ngày vẫn không thể công phá ngôi thành nhỏ Trường Thương. Để rồi đại quân tiếp viện của Trương Cáp kịp thời tiếp ứng, Gia Cát Lượng hết cách và đành phải ngậm ngùi rút quân.

Nguồn: [Link nguồn]

Tam Quốc: Những thế lực cát cứ hùng mạnh nhất, Tào Tháo cũng chỉ đứng áp chót

Trước khi hình thành "thế chân vạc" gồm 3 nhà Ngụy-Thục-Ngô, lịch sử Tam Quốc chứng kiến sự cạnh tranh của rất...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Hoa Vũ (Theo Sohu) ([Tên nguồn])
Tam Quốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN