ĐT Việt Nam - UAE: Quê nhà đối thủ đang khủng hoảng ra sao?

Sự kiện: World Cup 2026

Từng được coi là thiên đường lao động, đặc biệt với người nước ngoài có tay nghề cao, Các tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) gần đây đang phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.

Dubai là một trong những thành phố ở UAE có số đông người nước ngoài sinh sống.

Dubai là một trong những thành phố ở UAE có số đông người nước ngoài sinh sống.

ĐT Các tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) sẽ thi đấu với ĐT Việt Nam trên sân Mỹ Đình vào 20 giờ ngày 14.11, trong khuôn khổ vòng loại World Cup 2022.

Giống như Ả Rập Saudi hay Qatar ở Trung Đông, UAE giàu lên nhanh chóng nhờ những mỏ dầu khổng lồ.

UAE trải qua giai đoạn dài chịu sự cai trị của người Anh. Đến khi người Anh rời đi, UAE mới bắt đầu tự tìm kiếm những mỏ dầu riêng với bước đột phá vào năm 1960. Khi thu nhập từ dầu tăng lên, tiểu vương Abu Dhabi khi đó là Zayed bin Sultan Al Nahyan cho tiến hành một chương trình xây dựng lớn, xây các trường học, nhà ở, bệnh viện và đường sá.

Khi Dubai bắt đầu xuất khẩu dầu vào năm 1969, tiểu vương Rashid bin Saeed Al Maktoum mới có thể đẩy mạnh đa dạng hóa, giúp tạo ra thành phố xa hoa bậc nhất ngày nay.

Trải qua hàng chục năm phát triển nóng, giá dầu giảm cũng như sự giảm tốc của ngành du lịch đang khiến UAE phải tìm con đường mới để phát triển.

Nghiên cứu của hãng tư vấn kinh tế Mỹ Recano cho thấy mức GDP bình quân đầu người của UAE đã giảm 3,5%, xuống chỉ còn 67.000 USD/năm. Lạm phát tăng cao, chi phí thuế cùng hành chính công ngày một đi lên khiến sức mua của người dân giảm.

Cuộc sống ở UAE không còn dễ dàng như trước.

Cuộc sống ở UAE không còn dễ dàng như trước.

Người nước ngoài sống và làm việc ở UAE, đóng góp phần không nhỏ vào nền kinh tế, nay cũng gặp khó khăn. Năm 2013, dân số UAE là 9,2 triệu người, trong đó 1,4 triệu người có quyền công dân và 7,8 triệu người ngoại quốc.

Người ngoại quốc từng coi UAE là thiên đường lao động, nay không ít đã rời đi, trở về quê hương hoặc tìm kiếm cơ hội ở nơi khác. Alison Simmonds là một trong số những người như vậy, theo BBC.

Cô mới trở về Anh sau 2 năm sinh sống ở UAE. Dù là người “nổi tiếng với nhiều mối quan hệ”, Alison vẫn phải chật vật tìm việc. Ngay cả khi có việc, cô cũng chỉ nhận được hợp đồng 12 tháng.

Thu nhập của cô cao hơn ở quê nhà Anh vì không phải đóng thuế, nhưng hợp đồng ngắn hạn khiến cô luôn bất an. Cô phải tự chi trả chi phí xe cộ, nhà ở với số tiền không nhỏ.

8 tuần trước khi kết thúc hợp đồng, Alison, 45 tuổi, bắt đầu tìm việc mới. “Không thể kiếm được việc với mức lương chấp nhận được nên tôi rời UAE về Anh”, cô nói. “Nếu có cơ hội, tôi sẽ quay trở lại, nhưng thực sự là đang có rất nhiều người rời UAE, bao gồm cả những người có kinh nghiệm, có tài năng”.

Một nhà hàng phục vụ món ăn ở UAE.

Một nhà hàng phục vụ món ăn ở UAE.

“Dù giá dầu phần nào hồi phục vào năm 2018, nền kinh tế ở UAE vẫn phát triển khá khiêm tốn”, Keren Uziyel, nhà phân tích kinh tế ở London, Anh, nhận định. Keren nói những vấn đề địa chính trị, OPEC cắt sản lượng khai thác dầu, căng thẳng với Qatar hay việc Mỹ trừng phạt Iran càng khiến UAE đối mặt với khó khăn.

Chính phủ UAE lần đầu tiên áp thuế 5% VAT vào năm ngoái, với hi vọng có thêm nguồn ngân sách bù đắp cho giá dầu. “Chi tiêu vì thế mà tăng lên, khiến UAE không còn là thiên đường”, Keren nói.

Trên giấy tờ, tốc độ phát triển GDP của UAE vẫn ở mức 2-3%, nhưng tăng trưởng ở khu vực tư nhân tiếp tục giảm xuống mức thấp và tỉ lệ việc làm đã giảm liên tiếp trong nhiều tháng, theo BBC.

Theo thống kê năm 2018, một phần ba công ty ở UAE nói sẵn sàng giảm nhân sự. Hơn một nửa nói rằng sẽ không tăng lương. “Một số công ty đã phải giảm lương của người  lao động, nếu không muốn cắt giảm nhân sự”, Chris Greaves, giám đốc một công ty tuyển dụng ở Trung Đông, nói. “Không ngạc nhiên khi công ty đề xuất mức lương thấp nhưng người lao động vẫn chấp nhận. Bởi nếu không, họ còn không có việc làm”.

Rohini Gill, giám đốc công ty tuyển dụng lao động ở Dubai, nói thị trường lao động UAE đã “có sự thay đổi lớn”. “UAE không còn là thiên đường lao động. Mức lương ngày càng giảm, ưu đãi về bảo hiểm, y tế, trường học cũng bị cắt giảm. Sống ở UAE đã tốn kém, lại không làm ra được nhiều tiền nữa là nguyên nhân nhiều người rời đi”.

UAE là nơi những người giàu có trên khắp thế giới thường lới.

UAE là nơi những người giàu có trên khắp thế giới thường lới.

Một giám đốc marketing giấu tên, nói trên BBC rằng, anh ta đã sống ở Dubai được 10 năm, kiếm được nhiều tiền so với ở Anh, nhưng mức lương thì ngày một giảm. Có lúc, vị giám đốc này trải qua 14 tháng không có việc.

“Đó là quãng thời gian khó khăn, tiêu tốn một lượng lớn tiền tiết kiệm. Nếu bạn  đã ở đây đủ lâu, bạn sẽ hiểu rằng luôn phải có phương án dự phòng”, người này nói.

Chính người UAE cũng cảm thấy áp lực hơn với cuộc sống dù đang hưởng nhiều lợi ích từ dịch vụ công. Báo cáo của Yallacompare Consumer Confidence cho thấy, 41,2% người UAE không tự tin về tính hình tài chính so với năm trước.

Khoảng 13,9% số người được hỏi cho biết họ đang gặp khó khăn do chi phí sống tăng cao. Khoảng 52,2% số người được hỏi cho biết họ đã phải cắt giảm chi tiêu do chính phủ tăng thuế. Vào tháng 8.2019, UAE đã quyết định áp thuế 100% lên các sản phẩm thuốc lá điện tử và nước ngọt. Quy định mới có hiệu lực từ đầu năm 2020.

Ngoài ra, khoảng 22,8% số người UAE cho biết, họ muốn rời bỏ quê hương do cuộc sống ngày càng khó khăn.

Nguồn: [Link nguồn]

Qatar thua U23 VN: ”Đắng” cho vị vua siêu giàu đổ tiền tấn vào bóng đá

Quốc vương Qatar chính là người đã mua và bơm tiền cho Paris Saint German - CLB gây chấn động vì mua về danh thủ Neymar với...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Đăng Nguyễn - Tổng hợp ([Tên nguồn])
World Cup 2026 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN