Điện Capitol của Mỹ từng bị đốt phá thảm ra sao?

Vụ bạo loạn xảy ra ngày 7.1 tại Điện Capitol chưa là gì so với những thiệt hại mà tòa nhà mang tính biểu tượng của nước Mỹ từng phải hứng chịu cách đây hơn 200 năm.

Quân Anh tiến vào nước Mỹ năm 1814 (ảnh: The Drive)

Quân Anh tiến vào nước Mỹ năm 1814 (ảnh: The Drive)

Trong cuộc chiến tranh Mỹ - Anh diễn ra từ năm 1812 – 1815, cả Điện Capitol và Nhà Trắng Mỹ đều bị quân ngoại xâm cướp phá. Đây bị xem là vết nhơ trong lịch sử Mỹ mà người ta hiếm khi nhắc lại.

Giai đoạn 1803 – 1814, chiến tranh Pháp – Anh bùng nổ. Mỹ giữ thái độ trung lập và buôn bán vũ khí cho cả 2 phe. Điều này khiến người Anh rất không hài lòng.

Để gây sức ép với Mỹ, hải quân Anh phong tỏa một phần Đại Tây Dương, chặn đường giao thương giữa Mỹ với châu Âu làm kinh tế Mỹ bị ảnh hưởng. Không dừng lại ở đó, Anh còn ngang nhiên ép buộc các thủy thủ Mỹ phục vụ trong hải quân Anh.

Năm 1808, James Madison đắc cử Tổng thống Mỹ. Ông Madison là người nóng nảy và có tinh thần chủ chiến.

Ngày 18.6.1812, Quốc hội Mỹ hoàn thành biểu quyết và Mỹ tuyên chiến với Anh ngay sau đó.

Tháng 7.1812, quân Mỹ tiến vào Canada – khi đó còn là thuộc địa Anh – với mục tiêu giải phóng khu vực này. Tuy nhiên, người Canada thà chọn làm thuộc địa của Anh hơn là hợp tác cùng Mỹ.

Ngày 24.8.1814, quân Anh do Thiếu tướng Robert Ross tiến đánh như chẻ tre đến sát thành phố Washington (nay là Washington DC). Trận Bladensburg bùng nổ.

Bladensburg được cho trận thảm bại tồi tệ nhất lịch sử nước Mỹ.

Trận Bladensburg, quân Mỹ đại bại (ảnh: The Drive)

Trận Bladensburg, quân Mỹ đại bại (ảnh: The Drive)

Với khoảng 9.000 binh sĩ (chủ yếu là dân quân) được Chuẩn tướng William Winder chỉ huy, quân Mỹ đã không thể giành chiến thắng trước 4.000 thủy quân lục chiến Anh.

Ngoài việc quân Anh thiện chiến hơn hẳn, việc các binh sĩ Mỹ tỏ ra sợ hãi và tự tháo chạy khiến đội hình hỗn loạn là nguyên nhân chính khiến Mỹ đại bại. Tổng thống Hoa Kỳ Madison cùng toàn bộ nội các phải rút chạy khỏi thủ đô Washington.

Con đường tiến đến Washington trở nên thông thoáng hơn bao giờ hết. Robert Ross chỉ huy quân Anh tiến thẳng vào thủ đô Mỹ.

Tướng Ross không có ý định san bằng thủ đô Mỹ. Ông chỉ ra lệnh đốt phá các tòa nhà là biểu tượng cơ quan quyền lực Mỹ. Ross muốn thể hiện rằng, sự bất bình của Anh là nhằm vào chính quyền hiện tại, chứ không phải dân chúng Mỹ.

Tổng cộng 10 tòa nhà của chính phủ Mỹ lúc bấy giờ bị đốt cháy, bao gồm cả Nhà Trắng và Điện Capitol.

Nhà Trắng Mỹ bị đốt phá (ảnh: The Drive)

Nhà Trắng Mỹ bị đốt phá (ảnh: The Drive)

Năm 1817, người ta phủ lớp sơn màu trắng lên Nhà Trắng để che kỹ các vết cháy sém trên tường.

Sau khi đốt phá Nhà Trắng, quân Anh vẫn còn đủ thuốc súng để đốt Điện Capitol. Thư viện Quốc hội Mỹ khi đó có hơn 3.000 đầu sách. Quân Anh sử dụng số sách này như mồi lửa hữu hiệu.

Mặc dù phần lớn Điện Capitol được xây dựng bằng vật liệu chống cháy như sắt, đá cẩm thạch, sa thạch, nhưng lửa cháy đủ lâu để hủy hoại cửa ra vào, bàn ghế, các tác phẩm điêu khắc quý giá. Cấu trúc Điện Capitol bị phá hủy gần như hoàn toàn do vụ cháy.  

Sự kiện này được lịch sử Mỹ gọi là “Đại Hỏa hoạn Washington”.

Điện Capitol được xây dựng lại sau khi bị quân Anh thiêu rụi (ảnh: The Drive)

Điện Capitol được xây dựng lại sau khi bị quân Anh thiêu rụi (ảnh: The Drive)

Tuy nhiên, người Anh chỉ chiếm giữ được Washington trong 26 tiếng đồng hồ. Một trận cuồng phong lớn, kèm theo mưa giông đã khiến quân Anh buộc phải rút lui.

Cơn cuồng phong thậm chí còn cuốn bay cả đại bác, khiến các thùng thuốc súng nổ tung và làm binh sĩ Anh bị thương. Một trận mưa lớn kèm theo gió lốc cũng dập tắt toàn bộ đám cháy.

Sự kiện “thần kỳ” này được lịch sử Mỹ gọi là “cơn bão cứu tinh của Washington”.

Robert Ross sau đó ra lệnh cho quân Anh rút lui. Từ đó đến nay, không quân đội quốc gia nào khác có thể xâm phạm thủ đô Washington của Mỹ.

Nguồn: [Link nguồn]

Sai lầm tai hại của cảnh sát từ 3 ngày trước khiến Điện Capitol rơi vào bạo loạn

3 ngày trước khi Điện Capitol xảy ra bạo loạn, lực lượng cảnh sát bảo vệ trụ sở Quốc hội Mỹ đã chủ quan đến khó...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Vương Nam – The Drive ([Tên nguồn])
Tin tức Mỹ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN