Dịch bệnh COVID-19 ảnh hưởng lớn thế nào với kinh tế Trung Quốc?

Dịch bệnh do virus Corona bùng phát thời gian qua khiến cuộc sống của người Trung Quốc đảo lộn, các công ty vừa và nhỏ đối mặt muôn vàn khó khăn và chính quyền trung ương cũng gặp khó trong việc đảm bảo mục tiêu đặt ra trong thập niên 2010-2020.

Trung Quốc khuyến khích các công ty quay trở lại sản xuất trong tình hình dịch bệnh virus Corona. Ảnh minh họa:

Trung Quốc khuyến khích các công ty quay trở lại sản xuất trong tình hình dịch bệnh virus Corona. Ảnh minh họa:

Ngay cả ở cách 200km so với vùng tâm dịch COVID-19 (nCoV), người nông dân nuôi cua, Peng Guobing vẫn đang lo lắng về công việc kinh doanh của mình. Kì nghỉ Tết Nguyên đán đã kết thúc, những ao cua của ông Peng lẽ ra phải bán hết, chuyển đến các thành phố ở tỉnh Hồ Bắc và các nơi khác.

Nhưng mọi chuyện năm nay hoàn toàn khác. Dịch bệnh virus Corona khiến hơn 1.100 người chết đã khiến công việc kinh doanh của ông Peng gặp khó khăn.

Peng nói ông hứng chịu tổn thất lớn vì 2/3 số cua, tương đương 10.000kg với giá 8 USD/kg, không bán được. Ông cũng không thể nhập được cua non về nuôi cho mùa tới vì lệnh hạn chế đi lại.

Nếu không bán được cua, dọn sạch ao nuôi để chờ lứa cua mới cho đến tháng 3, ông Peng có thể lỡ cả mùa kinh doanh tới.

“Cua chỉ giao phối vào mùa xuân và chúng chết rất nhanh”, ông Peng nói tại nhà ở Qipan. “Không rõ lứa cua non mới có đến kịp hay không”.

Zhao Jian, người đứng đầu Viện nghiên cứu tài chính Atlantis, nói các nhà bán lẻ, giải trí, dịch vụ cho thuê chỗ ở, đã hứng chịu tổn thất đầu tiên vì dịch bệnh virus Corona. Làn sóng tổn thất kế tiếp sẽ xảy ra đối với các hộ kinh doanh nhỏ và các nhà xuất khẩu.

Xie Jun, quản lý tại một cơ sở xuất khẩu đồ nội thất và dệt may có trụ sở tại Ninh Ba, tỉnh Chiết Giang, nói ông chỉ được phép khôi phục sản xuất từ ngày 10.2. Nhưng các công nhân vẫn chưa thể quay trở lại làm việc vì không ít người bị cách ly 14 ngày.

Nghiên cứu mới của các chuyên gia tại Đại học Thanh Hoa và Đại học Bắc Kinh, cho thấy 2/3 số doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Trung Quốc có thể trụ vững được hai tháng nếu cạn kiệt nguồn doanh thu. Trong khi đó, nhiều chuyên gia bày tỏ tin tưởng rằng dịch bệnh virus Corona sẽ biến mất vào tháng 4.

Theo SCMP, nền kinh tế tư nhân của Trung Quốc đóng góp hơn 60% sản lượng kinh tế của đất nước và tạo ra hơn 90% việc làm mới. Sức khỏe của kinh tế tư nhân có tác động rất lớn đến cả nền kinh tế Trung Quốc.

Cuối năm 2019, Trung Quốc có kế hoạch hạ mục tiêu tăng trưởng kinh tế xuống khoảng 6% năm 2020 so với mức 6-6,5% của năm 2019. Nhưng những gì xảy ra cho đến nay cho thấy mức tăng trưởng khả quan nhất là 5,4%. 2020 là một năm quan quan trọng để đảng Cộng sản Trung Quốc hoàn thành mục tiêu tăng gấp đôi Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và thu nhập trong thập niên 2010-2020.

Louis Kuijs, nhà nghiên cứu châu Á hàng đầu tại Oxford Economics, cho rằng Trung Quốc cần duy trì tốc độ tăng trưởng ít nhất 5,6% trong năm nay để tạo đà tăng trưởng nền kinh tế gấp đôi so với năm 2010.

Nhưng tình hình dịch bệnh virus Corona tạo thách thức không nhỏ, khiến tăng trưởng giảm sút. Kuijs cho rằng chỉ cần chính quyền Trung Quốc duy trì tăng trưởng 5,4% cũng đã là một thành công.

Trong một cuộc họp của Ban Thường vụ Bộ Chính trị hồi tuần trước, ông Tập nói việc kiểm soát virus Corona là ưu tiên hàng đầu, nhưng cũng cần phải theo dõi sát sao đến nền kinh tế.

Các chính quyền địa phương Trung Quốc đang gặp khó vì vừa phải khôi phục sản xuất, đón hàng trăm triệu người lao động trở lại làm việc, vừa phải đảm bảo rằng virus Corona sẽ không lây lan.

Về phần mình, ông Peng hi vọng virus có thể sớm được kiểm soát để ông bán nốt số cua còn lại. “Nhu cầu với món ăn này là rất lớn. Cua có rất nhiều protein tốt cho cơ thể. Mọi người ở đây ăn cua rất nhiều nên có lẽ số người nhiễm virus ở nơi tôi sống rất hạn chế”, ông Peng nói.

Nguồn: [Link nguồn]

Điểm khác lạ khi ông Tập đeo khẩu trang, xuất hiện ở tuyến đầu chống dịch virus Corona

Số người chết vì dịch bệnh virus Corona ở Trung Quốc vượt mức 1.000 hôm 11.2, trong khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - SCMP ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN