Đi ra ngoài, quay về thấy nhà đã thuộc quốc gia khác

Cụ ông 82 tuổi Dato Vanishvili, quốc tịch Georgia sống trong tình trạng bị giam lỏng trong chính ngôi nhà của mình.

Đi ra ngoài, quay về thấy nhà đã thuộc quốc gia khác - 1
Vanishvili sau hàng rào kẽm gai 

Đằng sau hàng rào thép gai, cụ ông tóc bạc trắng vẫn đang cần mẫn thu hoạch trái cây, tích trữ đủ nhiên liệu với hy vọng tồn tại được trong mùa đông khắc nghiệt tại Georgia (Gruzia).

"Tôi bị họ giữ lại đây và chẳng biết phải làm sao. Không có thức ăn, bánh mì hay bất cứ cái gì cả", ông nói giọng buồn rầu. 5 năm trước, Vanishvili đi đưa hàng trong làng. Khi trở về, ông thấy nhà mình đã nằm sau hàng rào biên giới nước khác. Ông đã lựa chọn sống cùng vợ và cháu trai trong căn nhà, coi như rời khỏi quê hương.

Đi ra ngoài, quay về thấy nhà đã thuộc quốc gia khác - 2
Merab Mekarishvili

Vanishvili là nạn nhân của cuộc chiến tranh khu vực Nam Ossestia. Cách duy nhất để ông gặp gia đình là những dịp giỗ chạp. Những người họ hàng đứng bên kia rào nhìn ông thay mặt họ đặt những bó hoa trên mộ. Không chỉ bị cô lập khỏi gia đình, nhà Vanishvili còn bị cắt chất đốt và điện, khiến họ phải dùng gỗ để sưởi ấm.

Merab Mekarishvili cũng chịu cảnh tương tự, một là chấp nhận thành công dân Nam Ossestia, hai là về Georgia và trở thành người vô gia cư. Chỉ cần bước ra khỏi khu vực rào Nam Ossestia, ông sẽ bị tạm giam và bắt phạt. Căn nhà cũ đã bị đánh sập nên ông xây lại một ngôi nhà mới bằng tất cả những nguyên vật liệu kiếm được.

Đi ra ngoài, quay về thấy nhà đã thuộc quốc gia khác - 3
Tamara cùng chồng và cháu 

Còn Tamara Qoreli cũng sống ở vùng đất không chủ sở hữu cùng chồng và hai cháu, trong căn nhà dưới đồn cảnh sát biên giới. Cuộc sống của bà ngày càng khó khăn, phải trông con bò duy nhất còn lại mọi lúc vì nó có thể lang thang và giẫm phải mìn bất cứ lúc nào.

Tổ chức giám sát của châu Âu cho biết đường biên này thay đổi rất nhiều trong những năm gần đây, liên tục quét qua những trang trại, nhà và có khi cả một ngôi làng. Đôi khi người dân thậm chí không biết rõ ranh giới và thường bị bắt phạt. Cho tới giờ vẫn có nhiều tranh cãi về tính pháp lý của Nam Ossestia.

Đi ra ngoài, quay về thấy nhà đã thuộc quốc gia khác - 4
Đứa trẻ vô tư vui đùa ở giữa biên giới 

17 năm sau khi được công nhận là quốc gia hồi năm 1991, vào 2008, nhóm ly khai Nam Ossestia đã tấn công chiến binh gìn giữ hòa bình Georgia, khiến xảy ra giao tranh và kéo thêm nhiều nước lân cận. Tương tự Crimea, Nam Ossestia đang dự tính sẽ sát nhập vào Nga. "Đây không phải vấn đề của chúng tôi", người phát ngôn điện Kremlin nói, thể hiện rằng Nga giữ im lặng.

Còn những người dân như cụ Vanishvili và bà Tamara lại vô cùng lo sợ kịch bản tương tự Crimea sẽ xảy ra. "Chúng tôi sợ rằng sẽ có chiến tranh. Nó tệ hơn thế này rất nhiều. Chúng tôi luôn sống trong sợ hãi và không biết điều gì sẽ xảy ra ngày mai".

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Mẫn Di - CNN ([Tên nguồn])
Thời sự thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN