Đến sông băng cũng chịu thua nắng nóng

Các sông băng trên dãy Alps ở châu Âu đang trên đà giảm khối lượng lớn nhất trong ít nhất 60 năm kể từ khi dữ liệu liên quan được thu thập.

Theo Reuters, tuyết rơi tương đối ít vào mùa đông năm ngoái ở Alps trước khi 2 đợt nắng nóng hoành hành vào mùa hè năm nay đe dọa đến các sông băng trên đó. Trong đợt nắng nóng vào tháng 7, nước đóng băng ở độ cao kỷ lục là 5.184 m, so với mức thông thường vào mùa hè là 3.000-3.500 m.

Sông băng Pers trên dãy Alps đang tan chảy nhanh Ảnh: REUTERS

Sông băng Pers trên dãy Alps đang tan chảy nhanh Ảnh: REUTERS

Hầu hết sông băng núi cao trên thế giới đang chịu tác động của biến đổi khí hậu. Tại dãy Alps, nhiệt độ đang tăng khoảng 0,3 độ C mỗi thập kỷ, gấp đôi mức trung bình toàn cầu. Nếu lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính tiếp tục tăng, các sông băng Alps dự kiến mất hơn 80% khối lượng vào năm 2100. Tại châu Á, các sông băng trên dãy Himalaya cũng rơi vào tình cảnh tương tự. Trong đó, sông băng Chhota Shigri đã mất phần lớn lớp tuyết phủ, một phần do tác động của đợt nắng nóng kéo dài từ tháng 3 đến tháng 5 năm nay.

Sự biến mất của sông băng không chỉ đe dọa đến cả sinh kế mà còn cả tính mạng con người. Hồi đầu tháng này, vụ sập một sông băng trên dãy Alps ở Ý đã khiến 11 người thiệt mạng.

Nguồn: [Link nguồn]

Châu Âu nắng nóng kỷ lục: Vì sao các gia đình thường không có điều hòa nhiệt độ?

Trong bối cảnh nhiệt độ ở Anh đã tăng lên mức kỷ lục 40 độ C trong tuần này, nhiều người dân làm đủ mọi biện pháp để hạ nhiệt, từ vẫy quạt cầm tay, quấn khăn ướt...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Anh Thư ([Tên nguồn])
Thời sự thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN