Đập thủy điện lớn nhất hành tinh khiến ngập lụt ở Vũ Hán trở nên tồi tệ như thế nào?

Từng là vùng tâm dịch Covid-19, thành phố Vũ Hán ở Trung Quốc đã phát cảnh báo đỏ vì nguy cơ ngập lụt nặng, có thể bắt nguồn từ hoạt động xả lũ liên tục của đập Tam Hiệp.

Đập thủy điện Tam Hiệp đã liên tục xà lũ kể từ cuối tháng 6.

Đập thủy điện Tam Hiệp đã liên tục xà lũ kể từ cuối tháng 6.

Theo India Today, Vũ Hán là thành phố ở miền trung của Trung Quốc, nằm ngay giữa dòng sông Dương Tử. Hoạt động xả lũ ở đập Tam Hiệp tại thượng nguồn sông Dương Tử ít nhiều có ảnh hưởng trực tiếp đến Vũ Hán.

Các bức ảnh vệ tinh do đại tá về hưu Ấn Độ Vinayak Bhat cung cấp, cho thấy đập Tam Hiệp đã phải đối phó với lượng nước lớn hơn nhiều so với trung bình hàng năm.

Trong một bức ảnh chụp năm 2017, hồ chứa của đập Tam Hiệp lưu giữ lượng nước nhiều hơn thời điểm tháng 6.2020, nhưng con đập khi đó không xả lũ và hoạt động sản xuất điện diễn ra bình thường.

Một bức ảnh khác chụp ngày 24.6, cho thấy đập Tam Hiệp đã bắt đầu xả lũ. Đại tá Ấn Độ Vinayak Bhat đánh giá, đập Tam Hiệp năm nay xả lũ từ rất sớm, dấu hiệu cho thấy mưa lũ phức tạp ở Trung Quốc.

Đập Tam Hiệp xả lũ nhìn từ vệ tinh vào ngày 24.6.2020.

Đập Tam Hiệp xả lũ nhìn từ vệ tinh vào ngày 24.6.2020.

Theo đại tá Vinayak Bhat, đập Tam Hiệp đã liên tục xả lũ cho đến ngày 9.7 vừa qua mới dừng lại. Hoạt động xả lũ của đập Tam Hiệp chỉ được truyền thông nhà nước Trung Quốc xác nhận kể từ đầu tháng này.

“Đập Tam Hiệp hứng chịu đợt lũ với tốc độ dòng chảy lên tới 50.000 m3/giây, buộc đập phải xả lũ ở mức 35.000 m3/giây”, trang mạng CGTN của Trung Quốc đưa tin vào ngày 29.6.

Truyền thông Trung Quốc khi đó khẳng định đập Tam Hiệp xả lũ xuống hạ lưu dưới mức đỉnh, đã góp phần giảm thiểu hệ quả của lũ lụt.

Đến ngày 10.7, tờ SCMP đưa tin, thành phố Vũ Hán nằm ở hạ lưu sông Dương Tử,  phía dưới đập Tam Hiệp, đã đưa ra mức cảnh báo đỏ -mức cảnh báo lũ cao nhất hôm 7.7. Tình hình nước sông Dương Tử đoạn chảy qua Vũ Hán đang tiếp tục dâng lên do thủy điện Tam Hiệp xả lũ.

Một trạm cảnh báo lũ ở Vũ Hán bị nước sông Dương Tử nhấn chìm.

Một trạm cảnh báo lũ ở Vũ Hán bị nước sông Dương Tử nhấn chìm.

Lần cuối thành phố Vũ Hán kích hoạt tình trạng khẩn cấp là vào tháng Giêng, thời điểm bùng phát dịch Covid-19. Vũ Hán khi đó đã trải qua 76 ngày phong tỏa toàn diện vì dịch bệnh.

Giờ đây, cư dân thành phố được thông báo tiếp tục ứng phó với mối nguy khác, đó là lũ lụt. Hôm 9.7, chính quyền Vũ Hán đã cho đắp thêm hàng loạt bao cát dọc sông Dương Tử đoạn chảy qua thành phố.

Giới chức Vũ Hán liên tục quan sát tình hình trên sông Dương Tử từ các trạm quan sát gần đó.

Một người tham gia phòng chống lũ ở Vũ Hán, nói họ được yêu cầu gấp rút thực hiện các biện pháp đắp đê, gia cố bờ sông, vì lũ lớn đang đổ về trong vài ngày tới. Người này nói thành phố đã cho đắp các bao cát cao tới 2 mét để củng cố khu vực ven bờ.

“Nước đang dâng rất nhanh”, người này nói. “Mực nước mới chỉ đến mắt cá chân tôi ngày hôm qua, hôm nay đã dâng lên tới đầu gối”.

Chính quyền thành phố Vũ Hán đã cho gia cố hai bên bờ sông Dương Tử.

Chính quyền thành phố Vũ Hán đã cho gia cố hai bên bờ sông Dương Tử.

Nhiều khu vực ven bờ đã bị phong tỏa. Một số người dân địa phương bất chấp lệnh cấm của chính quyền để đi bơi. Chính quyền thành phố đã sơ tán 12.000 người nằm ở khu vực nguy hiểm dọc sông Dương Tử, theo SCMP.

Nhiều người dân bày tỏ sự thất vọng khi Vũ Hán phải trải qua hết thảm họa này đến thảm họa khác. “Vũ Hán vừa mới trải qua dịch Covid-19 giờ là lũ lụt. Đúng là một năm tồi tệ”, Mei Renxiang, cư dân thành phố nói. “Nước dâng lên ở khắp nơi. Tôi chưa từng thấy tình trạng tồi tệ như vậy trước đây. Hi vọng chúng tôi có thể vượt qua”.

Một số người già bày tỏ sự tin tưởng rằng nước lũ tràn qua rồi sẽ rút đi. “Tôi không quá lo ngại. Chúng tôi đã có sự chuẩn bị”.

Nguồn: [Link nguồn]

Đập Tam Hiệp: Trường thành chắn lũ hay ”máy” tạo sóng thần?

Theo thông tin mới nhất, ngày 8.7, lưu lượng nước dồn về đập Tam Hiệp đã lên tới 55.000 m3/giây, trong bối cảnh nước...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Đăng Nguyễn - Tổng hợp ([Tên nguồn])
Đập Tam Hiệp Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN