Đằng sau việc đào tạo ồ ạt phi công lái tiêm kích hạm của Trung Quốc?

Khoảng 16.000 người đã đăng ký tham gia đợt tuyển dụng phi công cho hải quân Trung Quốc. Những người qua vòng kiểm tra sẽ trở thành tân binh và một nửa trong số này sẽ được huấn luyện trở thành phi công tiêm kích hạm trên tàu sân bay.

Một nửa số tân binh Trung Quốc tuyển dụng gần đây được đào tạo trở thành phi công lái tiêm kích hạm trên tàu sân bay.

Một nửa số tân binh Trung Quốc tuyển dụng gần đây được đào tạo trở thành phi công lái tiêm kích hạm trên tàu sân bay.

Tờ Thời báo Hoàn Cầu không nêu rõ số lượng tân binh được đào tạo để điều khiển tiêm kích hạm trên tàu sân bay, nhưng nhấn mạnh rằng một nửa số tân binh tham gia đào tạo là một con số rất lớn.

Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) cho biết, đợt tuyển dụng mới đã kết thúc và không có một ai trong số các tân binh bị nhiễm Covid-19. Đây là kết quả của những đợt xét nghiệm nucleic acid thường xuyên và yêu cầu các ứng viên tuân thủ quy định an toàn.

Thời báo Hoàn Cầu tiết lộ, có một lượng lớn nhân tài trong số 16.000 ứng viên tham gia ứng tuyển làm phi công cho lực lượng hải quân Trung Quốc.

Chu Hanqiang, giám đốc văn phòng tuyển dụng phi công cho hải quân Trung Quốc, nói tỉ lệ 49% tân binh được đào tạo trở thành phi công tiêm kích hạm là rất lớn, đáp ứng nhu cầu phát triển tàu sân bay của Trung Quốc.

“Trong quá khứ, đa số tân binh gia nhập hải quân chỉ được điều khiển chiến đấu cơ và máy bay ném bom cất cánh từ mặt đất”, Li Jie, chuyên gia quân sự ở Bắc Kinh, nói với tờ Hoàn Cầu.

Tiêm kích hạm chủ lực của Trung Quốc hiện nay vẫn là J-15.

Tiêm kích hạm chủ lực của Trung Quốc hiện nay vẫn là J-15.

Sự thay đổi cơ cấu, tuyển dụng hàng loạt phi công tiêm kích hạm, cho thấy Trung Quốc sẽ không chỉ vận hành hai tàu sân bay, ông Li nói.

Hồi tháng 7, tạp chí Forbes đưa tin rằng tàu sân bay nội địa thứ ba của Trung Quốc đang được lắp ráp tại xưởng đóng tàu ở Thượng Hải. Theo giới quan sát, tàu sân bay mới sẽ lớn hơn nhiều so với hai tàu sân bay hiện có, từ đó chứa được nhiều máy bay hơn.

Theo quy định, các tân binh sẽ phải trải qua khóa huấn luyện kéo dài 4 năm và sau đó tiếp tục được tích lũy giờ bay trên các máy bay huấn luyện tiên tiến.

Điều đó có nghĩa là khi nhóm phi công này đạt điều kiện chiến đấu, tàu sân bay nội địa thứ ba của Trung Quốc cũng đã được đưa vào biên chế hải quân, theo giới quan sát.

Bên cạnh đó, hải quân Trung Quốc cũng rất cần thêm các phi công lái trực thăng, vì mỗi tàu đổ bộ Type 075 mới được hạ thủy của Trung Quốc có thể mang theo tới 30 trực thăng chiến đấu.

Ngoài ra, các tàu khu trục Type 055 và Type 052D cũng cần có phi công lái trực thăng, ông Li cho biết.

Nguồn: [Link nguồn]

Hậu quả Trung Quốc hứng chịu khi đạo nhái chiến đấu cơ Nga

Trung Quốc đang rơi vào thế khó khi không có đủ số lượng tiêm kích hạm J-15 phục vụ cho tàu sân bay đóng mới trong khi...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Hoàn Cầu ([Tên nguồn])
Vũ khí quân sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN