Cựu Tổng thống Pháp: Nga và EU đều cần nhau

Theo cựu Tổng thống Pháp, ngoại giao là cách duy nhất để giải quyết xung đột ở Ukraine, quốc gia nên giữ tính trung lập và là cầu nối giữa Nga và EU.

Cựu Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy bày tỏ quan điểm về Ukraine và dự đoán về bán đảo Crimea. Ảnh: Sky News

Cựu Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy bày tỏ quan điểm về Ukraine và dự đoán về bán đảo Crimea. Ảnh: Sky News

"Chúng ta cần người Nga và họ cũng cần chúng ta" là tiêu đề bài phỏng vấn cựu Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy của tờ Le Figaro đăng ngày 16/8. 

"Nga là một nước láng giềng của châu Âu và sẽ mãi là như vậy", ông Sarkozy nói và lập luận rằng EU cần thoát ra khỏi tình trạng bế tắc hiện tại vì "trong vấn đề này, lợi ích của châu Âu không phù hợp với lợi ích của Mỹ". Theo cựu Tổng thống Pháp, EU không thể cứ dính mãi với ý tưởng kỳ quặc về việc "quyết đấu nhưng không ra trận". 

Theo tầm nhìn của ông Sarkozy, một thỏa hiệp sẽ được thiết lập, liên quan đến việc phương Tây công nhận Crimea là của Nga. "Vì Crimea vốn là của Nga cho tới năm 1954 và là nơi có phần lớn dân số luôn hướng về Moscow, tôi nghĩ việc có bất kỳ bước lùi nào về số phận hòn đảo này là ảo tưởng", ông Sarkozy nói. Theo cựu Tổng thống Pháp, lý tưởng nhất là nên có một cuộc trưng cầu dân ý "được tổ chức dưới sự kiểm soát chặt chẽ của cộng đồng quốc tế" để quyết định về tình trạng hiện tại của hòn đảo. 

Điều tương tự cũng sẽ áp dụng "cho các vùng lãnh thổ tranh chấp ở miền đông và miền nam Ukraine", ông Sarkozy dự đoán, dù thừa nhận điều đó phụ thuộc vào những gì xảy ra trên thực địa. 

Cựu Tổng thống Pháp cho rằng Ukraine "vẫn phải là cầu nối" giữa châu Âu và Nga, đồng thời lập luận rằng việc bắt Kiev lựa chọn giữa phương Tây và Nga "dường như trái ngược với lịch sử và địa lý của vùng đất phức tạp này". 

"Chúng ta đang đưa ra những lời hứa hão huyền và không chắc đã thành hiện thực", ông Sarkozy nói về triển vọng Ukraine trở thành thành viên của NATO và EU. "Không chỉ vì Ukraine chưa đáp ứng các yêu cầu gia nhập mà còn là vì nước này phải là một quốc gia trung lập". 

Tính trung lập này không phải là "một sự xúc phạm" và sẽ được đảm bảo bởi những "đảm bảo an ninh mạnh mẽ" của phương Tây, theo ông Sarkozy. 

Moscow đã tuyên bố rằng sự trung lập của Kiev là lợi ích quốc gia quan trọng của Nga. Theo đài RT, từ năm 2014, chính quyền Kiev đã tìm kiếm tư cách thành viên của NATO và EU.

Nguồn: [Link nguồn]

Khủng hoảng liên tiếp đeo bám Tổng thống Pháp Macron

Đợt bạo loạn bùng lên ở Pháp sau vụ cảnh sát bắn chết một thiếu niên trở thành cuộc khủng hoảng nguy hiểm và không mong muốn đối với Tổng thống Emmanuel Macron, trong bối...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Lâm Nhã Du - RT ([Tên nguồn])
Tin tức Pháp Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN