Cuộc sống ở hòn đảo lớn nhất thế giới có thể trở thành lãnh thổ Mỹ

Xin lỗi Tổng thống Mỹ Donald Trump, đảo Greenland không phải để bán. Đó là tuyên bố của chính quyền trên đảo, sau khi việc ông Trump “nhòm ngó” đến hòn đảo lớn nhất thế giới ngày càng trở nên rõ ràng.

Người dân sống ở Greenland chủ yếu làm nghề đánh bắt cá.

Người dân sống ở Greenland chủ yếu làm nghề đánh bắt cá.

Sự phản đối của Greenland là rất dễ hiểu, đối với người dân bản địa như nhiếp ảnh gia Kiliii Yüyan – người đang có dự án ghi lại sự phát triển của Greenland những năm qua.

“Người dân trên đảo có mối quan hệ tốt với Đan Mạch. Sẽ rất khó để nghĩ đến chuyện bắt đầu một mối quan hệ với một quốc gia khác dù với bất cứ giá nào”, Yüyan nói. “Những gì người dân Greenland mong muốn chỉ là được độc lập hơn từ Đan Mạch”.

Greenland trở thành hòn đảo của Đan Mạch từ năm 1979, và quyền tự trị của hòn đảo này ngày càng lớn sau cuộc trưng cầu dân ý năm 2008.

Gần 90% cư dân trên đảo là người Inuit. Đây là nhóm những người bản địa sống ở các vùng Bắc cực của Canada, Đan Mạch (Greenland), Nga (Siberia) và Hoa Kỳ (Alaska).

Nét kiến trúc rất riêng trên đảo Greenland.

Nét kiến trúc rất riêng trên đảo Greenland.

Cư dân trên đảo ngày nay vẫn duy trì nét văn hóa riêng, từ đó hình thành lối sống riêng. Điển hình là trên đảo hầu như không có khái niệm sở hữu đất tư nhân. “Bạn không thể cứ đến đây và mua đất. Đa số các công ty công nghiệp đều do chính quyền sở hữu”, Yüyan nói.

“Cộng đồng người dân ở đây hướng đến tập thể quyết định hơn là để một cá nhân nào đó có quyền quyết định hơn tất cả mọi người”, Yüyan giải thích. “Điều này giúp các chính sách không có lợi cho Greenland về lâu dài không được thông qua”.

Greenland hiện là hòn đảo lớn nhất thế giới với diện tích 2,1 triệu km2, nằm ở phía trên Canada và cách khá xa Đan Mạch ở châu Âu. Đa phần diện tích trên đảo đóng băng quanh năm.

Chỉ 20% diện tích trên đảo là có người sinh sống. Cư dân ước tính chỉ khoảng 60.000 người. Nhưng cuộc sống ở đây có tiêu chuẩn khá cao, Yüyan nói. “Cuộc sống của chúng tôi ở đây thậm chí còn hơn cả những nước phát triển. Một phần là do hòn đảo thuộc quyền kiểm soát của Đan Mạch”.

Greenland là vùng lãnh thổ thuộc Đan mạch nhưng nằm cách nhau rất xa.

Greenland là vùng lãnh thổ thuộc Đan mạch nhưng nằm cách nhau rất xa.

Người Đan Mạch ít nhiều có ảnh hưởng đến kiến trúc, kinh tế của hòn đảo, vốn dựa vào đánh bắt cá. Yüyan nói đa số những người bản địa trên đảo đều biết nói tiếng Đan Mạch và ngôn ngữ truyền thống.

“Người dân trên đảo có tinh thần tự tôn dân tộc rất cao. Dù là bạn mang dòng máu Đan Mạch hay dòng máu Inuit thì tất cả đều là người Greenland”, Yüyan nói.

Ngược lại, nhiều người Đan Mạch cũng coi Greenland là phần lãnh thổ không thể tách rời, thường đến đây du lịch vào mùa hè.

Trên thực tế, ông Trump không phải là người duy nhất muốn mua đảo Greenland. Từ thời Tổng thống Harry Truman, Mỹ đã muốn thôn tính hòn đảo rộng lớn nhưng còn hoang sơ này.

Hòn đảo là nơi tổ chức lễ hội đua thuyền kayak.

Hòn đảo là nơi tổ chức lễ hội đua thuyền kayak.

Hòn đảo hiện là nơi đóng quân của binh sĩ Mỹ ở căn cứ Thule, cách vành đai Bắc Cực khoảng 1.200km. Căn cứ này có hệ thống cảnh báo tên lửa đạn đạo liên lục địa, đề phòng Nga tấn công.

Yüyan nói mình là người Inuit nhưng hồi nhỏ sống ở Siberia. “Tôi cảm thấy Greenland là nơi mình thích sống nhất vì ở đây có lễ hội đua thuyền kayak truyền thống, trong khi tôi rất giỏi trong việc đóng thuyền”.

Chính vì những lý do như vậy nên Yüyan cho rằng hòn đảo này thuộc quyền sở hữu của Đan Mạch như từ xưa đến nay thì phù hợp hơn là Mỹ - vì người Mỹ có thể làm thay đổi văn hóa truyền thống ở Greenland.

Đan Mạch đáp trả dữ dội thông tin ông Trump muốn mua hòn đảo lớn nhất thế giới

Lãnh đạo cơ quan ngoại giao của hòn đảo Greenland đáp trả dữ dội thông tin Tổng thống Mỹ Donald Trump muốn mua hòn đảo...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Đăng Nguyễn - CNN ([Tên nguồn])
Thời sự thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN