Bầu tổng thống Mỹ: Gay cấn giữa hai ứng viên có số phiếu sít sao nhất thế kỷ 20

Trong lịch sử bầu cử Mỹ, có một cuộc bầu cử tổng thống kết thúc với khoảng cách về số phiếu phổ thông giữa hai ứng viên chưa đến 0,2%, đánh dấu lần đầu tiên có hình thức tranh luận trực tiếp trên truyền hình.

Cuộc bầu cử năm 1960 diễn ra giữa ứng viên đảng Dân chủ John F. Kennedy và đương kim Phó Tổng thống Mỹ Richard Nixon.

Cuộc bầu cử năm 1960 diễn ra giữa ứng viên đảng Dân chủ John F. Kennedy và đương kim Phó Tổng thống Mỹ Richard Nixon.

Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 1960 giữa đương kim Phó Tổng thống Mỹ lúc đó là Richard Nixon và ứng viên đảng Dân chủ, Thượng nghị sĩ John F. Kennedy được các nhà sử học đánh giá là một trong những cuộc bầu cử đáng chú ý nhất.

Năm đó, hai ứng viên có khoảng cách phiếu bầu phổ thông nhỏ nhất trong thế kỷ 20, chỉ khoảng 110.000 phiếu, chưa tới 0,2%.

Vì số phiếu phổ thông sít sao như vậy nên ông Kennedy chỉ đánh bại Nixon với tỉ lệ phiếu bầu chưa tới 1% ở 5 bang, Hawaii, Illinois, Missouri, New Jersey và New Mexico”.

Đánh mất sự ủng hộ của cử tri ở bang Illinois và Texas, hai thành trì của đảng Cộng hòa, là điều đáng tiếc nhất với ông Nixon. Bởi nếu chiến thắng ở hai bang này, ông Nixon vẫn có đủ phiếu đại cử tri để đắc cử tổng thống.

Lần đầu tiên tranh luận trực tiếp trên truyền hình

Thượng nghị sĩ John F. Kennedy đại diện đảng Dân chủ ra tranh cử khi mới 42 tuổi. Đối thủ của ông là đương kim Phó Tổng thống Richard Nixon, người có 8 năm làm việc dưới chính quyền Tổng thống Mỹ thứ 34, Dwight D. Eisenhower.

Ông Nixon ra tranh cử với chủ trương nối tiếp những thành công mà chính quyền Mỹ đương nhiệm mang lại. Ngược lại, ông Kennedy hứa hẹn đem đến một làn gió tươi mới trong chính quyền Mỹ, sau 7 năm làm Thượng nghị sĩ bang Massachusetts.

Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 1960 đánh dấu bước ngoặt trong lịch sử bầu cử. Đó là lần đầu tiên các cuộc tranh luận giữa các ứng viên được phát trực tiếp trên truyền hình.

Ông Nixon (phải) liên tục lau mặt trong cuộc tranh luận trực tiếp đầu tiên.

Ông Nixon (phải) liên tục lau mặt trong cuộc tranh luận trực tiếp đầu tiên.

Năm 1960, ước tính 80% người Mỹ có tivi trong nhà so với con số 11% vào năm 1950, theo History. Ước tính 77 triệu người trong tổng số 180 triệu dân Mỹ đã theo dõi cuộc tranh luận trực tiếp đầu tiên giữa hai ứng viên tổng thống.

Nixon được đánh giá là người giàu kinh nghiệm hơn, nhưng lại không gặp may trong cuộc tranh luận trực tiếp. Theo CNN, ở thời điểm diễn ra cuộc tranh luận đầu tiên vào tối ngày 26.9.1960, ông Nixon mới xuất viện sau quãng thời gian điều trị đau đầu gối.

Đương kim Phó Tổng thống Mỹ lộ rõ vẻ xanh xao và ốm yếu do ánh sáng phòng thu tại đài truyền hình CBS ở thành phố Chicago.

Suốt cuộc tranh luận, ông Nixon liên tục ông vã mồ hôi đầm đìa và phải nhiều lần rút khăn lau mặt.

Ngược lại, đối thủ kém 4 tuổi của ông Nixon lại xuất hiện tự tin, khỏe khắn với bọ vest màu xanh. Ông Kennedy nhận được nhiều lời khen ngợi nhờ phong thái tự tin nhìn thẳng vào camera.

Sau lần tranh luận trực tiếp đầu tiên, ông Nixon và ông Kennedy còn có 3 lần tranh luận nữa, tất cả đều diễn ra trong tháng 10.1960 và đều thu hút hơn 60 triệu người xem ở Mỹ.

Các nhà phân tích chính trị ở thời điểm đó nhận định, ông Kennedy thắng cuộc tranh luận đâu tiên. Ông Nixon thắng cuộc tranh luận lần 2 và 3. Cuộc tranh luận lần thứ 4 đánh dấu màn trình diễn tốt của hai ứng viên với kết quả hòa.

Gay cấn đến phút chót

Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ được ấn định vào ngày 8.11.1960. Ông Nixon theo dõi diễn biến bầu cử tại căn phòng ở khách sạn Ambassador ở Los Angeles còn ông Kennedy theo dõi tại quê nhà ở bang Massachusetts.

Những kết quả bầu cử sơ bộ được công bố từ các thành phố lớn ở Đông Bắc và Trung Tây nước Mỹ, bao gồm Boston, New York, Philadelphia, Pittsburgh, Cleveland, Detroit và Chicago. Ông Kennedy mở màn với lợi thế dẫn trước đáng kể, ở các phiếu bầu phổ thông và dự báo phiếu đại cử tri, tiến thẳng đến chiến thắng.

Nhưng càng bước vào cuối ngày bầu cử, khi kết quả được công bố ở vùng nông thôn và ngoại ô ở Trung Tây, các bang có dãy núi Rocky và các bang ở vung ven biển Thái Bình Dương, ông Nixon ngày càng thu hẹp khoảng cách.

Cục diện bầu cử Mỹ năm 1960.

Cục diện bầu cử Mỹ năm 1960.

Trước nửa đêm Ngày bầu cử, tờ New York Times là một trong những hãng truyền thông đầu tiên ở Mỹ đăng tin “ông Kennedy đắc cử Tổng thống”. Nhiều hãng truyền thông khác tỏ ra thận trọng, chờ thêm một thời gian nữa mới công bố người chiến thắng.

Turner Catledge, biên tập viên của tờ NY Times sau này kể lại, “một thị trưởng vùng Trung Tây nào đó sẽ kiếm đủ số phiếu bầu để đưa ông Kennedy tới chiến thắng, giúp NY Times tránh khỏi bẽ mặt vì đưa ra nhận định sai”.

Người dân Mỹ năm đó vẫn còn nhớ về cuộc bầu cử năm 1944, khi tờ Chicago Tribune vội vàng xướng tên ứng viên Thomas E. Dewey đánh bại ông Harry Truman. Trong khi đó, kết quả cuối cùng lại hoàn toàn ngược lại.

Nixon có bài phát biểu vào 3 giờ sáng ngày hôm sau, gợi ý rằng có thể ông Kennedy sẽ thắng. Mãi đến chiều cùng ngày, ông Nixon mới chính thức có bài phát biểu nhận thất bại.

Ở các bang như Illinois và Missouri, ông Kennedy giành chiến thắng với khoảng cách chỉ khoảng 9.000 phiếu bầu. Các nghị sĩ đảng Cộng hòa khi đó bày tỏ nghi ngờ rằng ông Kennedy được hưởng lợi từ gian lận bầu cử ở Texas, nơi ứng viên phó tổng thống Lyndon B. Johnson thuộc phe Kennedy, là Thượng nghị sĩ.

Ở Illinois, ông Kennedy nhận được sự ủng hộ tuyệt đối từ thị trưởng Richard Daley, người có ảnh hưởng lớn đến lá phiếu của cử tri ở thành phố Chicago. Nếu chiến thắng ở hai bang này, ông Nixon đã có đủ 270 phiếu đại cử tri để đắc cử tổng thống.

Đảng Cộng hòa và đội ngũ tranh cử đều hối thúc ông Nixon thách thức kết quả bầu cử, yêu cầu kiểm phiếu lại. Nhưng 3 ngày sau bầu cử, Nixon tuyên bố rằng ông không muốn kiện cáo.

Lịch sử chứng minh ông Nixon đã đúng. Bởi 8 năm sau, ông Nixon một lần nữa đại diện đảng Cộng hòa ra tranh cử và trở thành Tổng thống thứ 37 của nước Mỹ.

Nguồn: [Link nguồn]

Bầu cử Mỹ: Quốc hội bỏ phiếu 36 lần mới chọn được Tổng thống

Nước Mỹ từng bầu tổng thống với quy định mỗi đảng phái được đề cử hai ứng viên, dẫn đến có lần kết quả...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Đăng Nguyễn - Tổng hợp ([Tên nguồn])
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2020 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN