Covid-19: Phát hiện mới về khả năng lây truyền biến thể Delta ở người đã tiêm vaccine

Sự kiện: Tin tức COVID-19

Các nghiên cứu gần đây ở Mỹ cho thấy, biến thể Delta (xuất hiện lần đầu ở Ấn Độ), có khả năng lây truyền Covid-19 ở người đã tiêm chủng cao hơn so với các biến thể khác. Điều này không có nghĩa là vaccine kém hiệu quả.

Abby Oplinger, 13 tuổi, được tiêm vaccine Covid-19 sau khi bang Pennsylvania cho phép tiêm vaccine cho người trên 12 tuổi.

Abby Oplinger, 13 tuổi, được tiêm vaccine Covid-19 sau khi bang Pennsylvania cho phép tiêm vaccine cho người trên 12 tuổi.

Các nhà nghiên cứu đánh giá chỉ số CT trong xét nghiệm RT-PCR đối với người nhiễm virus Sars-CoV-2, để đưa ra phân tích về các ca nhiễm mới liên quan đến biến thể Delta, theo India Today.

Nghiên cứu đăng tải trên tạp chí khoa học medRxiv vào ngày 11.8, cho thấy “các cá nhân có nồng độ virus SARS-CoV-2 đáng kể ở mũi và cổ họng, bất kể là đã tiêm vaccine hay chưa, trong giai đoạn biến thể Delta lây lan mạnh ở Mỹ”.

Điều này khác với những biến thể virus SARS-CoV-2 khác, khi người tiêm vaccine hầu như không có khả năng lây bệnh cho cộng đồng.

Khả năng lây lan được đánh giá dựa trên chỉ số CT - từ viết tắt của một chu kỳ tìm virus. Khi làm xét nghiệm PCR, người ta sẽ làm theo từng chu kỳ, nếu trong mẫu đó có nhiều virus thì chỉ cần vài chu kì là xác định được (chỉ số CT thấp), ngược lại mẫu càng ít virus thì chỉ số CT càng cao. Chỉ số CT>=30 trong tiêu chuẩn xuất viện tức là trong cơ thể người đó tồn tại lượng virus thấp, không còn khả năng lây nhiễm.

Chuyên gia Kasen K Riemersma đến từ Đại học bang Wisconsin, Mỹ, tác giả nghiên cứu, đã so sánh chỉ số CT của 719 người tham gia lấy mẫu xét nghiệm, từ ngày 29.6 đến ngày 31.7.

Trong số 719 người trên, có 311 là người đã tiêm ít nhất một mũi vaccine và có kết quả xét nghiệm dương tính với Covid-19. Hầu hết 311 người này đều đều có chỉ số CT dưới 25, nghĩa là có sự tồn tại rõ ràng của virus trong cơ thể. Những người còn lại tham gia nghiên cứu chưa từng tiêm chủng.

Nhóm nghiên cứu sau đó so sánh 55 mẫu xét nghiệm có chỉ số CT dưới 25 đối với người đã tiêm vaccine và chưa tiêm chủng. Kết quả cho thấy sự tương đồng về nồng độ virus.

Các nhà nghiên cứu kết luận rằng, người đã tiêm chủng vẫn có thể lây truyền biến thể Delta cho người khác với mức độ tương đương người chưa tiêm chủng.

Nghiên cứu nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì các biện pháp ngăn ngừa Covid-19, như đeo khẩu trang ở nơi công cộng, bao gồm cả ở nhóm người đã tiêm chủng.

“Người đã tiêm chủng vẫn nên đeo khẩu trang thường xuyên, hãy chủ động làm xét nghiệm Covid-19 nếu gần đây tiếp xúc với người nhiễm virus hoặc bộc lộ triệu chứng”, nhóm nghiên cứu cho biết.

Một nghiên cứu của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) Mỹ, công bố ngày 1.8, cho thấy gần 3/4 trong số 469 ca nhiễm Covid-19 mới ở bang Massachusetts là người đã tiêm chủng.

CDC sau đó đã cập nhật hướng dẫn phòng dịch, khuyến cáo người sống ở nơi có nguy cơ lây nhiễm cao vẫn phải đeo khẩu trang.

Phát hiện mới không có nghĩa là vaccine kém hiệu quả. Vaccine vẫn hiệu quả trong việc ngăn ngừa bệnh nhân gặp biến chứng nặng phải nhập viện hoặc tử vong vì Covid-19. Dữ liệu gần đây ở nhiều nước cho thấy điều đó.

Với các ca nhiễm ở dạng nhẹ, không cần nhập viện, kháng thể và tế bào T từ vaccine sẽ tiêu diệt virus trước khi nó xâm nhập vào phổi.

Để ngăn ngừa virus ngay tại vùng xâm nhập, tức là mũi và họng, các chuyên gia ủng hộ phát triển vaccine dạng hít.

"Vaccine phiên bản 1.0 đã ngăn ngừa ca nhập viện và tử vong. Phiên bản 2.0 nên chặn được đường lây truyền của virus. Chúng ta cần tiếp tục lặp lại quá trình nghiên cứu", tiến sĩ Michal Tal, đến từ khoa miễn dịch Đại học Stanford, nói.

Nguồn: [Link nguồn]

Delta tấn công bang đông dân nhất ở Úc: Sự thay đổi về nhóm tuổi nhiễm nhiều

Theo truyền thông địa phương, người trẻ Úc đang bị ảnh hưởng chưa từng thấy bởi đại dịch Covid-19.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - India Today ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN