Chuyên gia tiết lộ điểm hạn chế của tên lửa tầm xa Mỹ cấp cho Ukraine

Ngày 17/10, cả Mỹ và Ukraine xác nhận Washington đã cấp cho Kiev tên lửa tấm xa ATACMS với khả năng tấn công mục tiêu ở khoảng cách lên tới 165km. Forbes dẫn nguồn tin từ giới chức phương Tây cho biết, Mỹ đã viện trợ cho Ukraine tên lửa ATACMS phiên bản M39 có khả năng chứa đạn chùm bên trong. Khi khai hỏa, loại tên lửa này sẽ gây thiệt hại trên một khu vực rộng lớn.

Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định M39 vẫn có những điểm thiếu sót nếu được đưa vào chiến đấu. Đáng chú ý nhất là loại tên lửa này được cho là khó có thể phá hủy các phương tiện chiến đấu được bảo vệ kiên cố của Nga.

Tên lửa tầm xa Mỹ gửi cho Ukraine được nhận định còn nhiều hạn chế. Ảnh: Getty Images

Tên lửa tầm xa Mỹ gửi cho Ukraine được nhận định còn nhiều hạn chế. Ảnh: Getty Images

Với việc sử dụng đạn chùm, M39 ưu tiên tấn công trên diện rộng bằng cách bung các quả đạn nhỏ bên trong ra, sức công phá của mỗi quả là chưa đủ để gây thiệt hại nặng cho xe tăng Nga. Vì vậy, Ukraine chỉ có thế phá hủy thiết giáp của đối phương nếu tên lửa nhắm trúng mục tiêu một cách chính xác nhất.

Tên lửa M39 nặng 2 tấn, dài gần 4m với động cơ tên lửa rắn và đầu đạn chứa 950 quả đạn con M74. Nó có thể được bắn ra bằng hệ thống hỏa lực HIMARS hoặc M270. Lục quân Mỹ có hàng trăm quả M39 đã hết hạn hoặc sắp hết hạn. Trước đó, nhiều chuyên gia kêu gọi Mỹ viện trợ những quả tên lửa này cho Ukraine và Washington đã âm thầm thực hiện việc này.

Thiếu tá quân đội Mỹ James Hutton tiết lộ, M39 và đạn con M74 có hiệu quả cao khi tấn công các mục tiêu trên diện rộng. Khi va chạm và phát nổ, mỗi quả M74 sẽ vỡ thành nhiều mảnh thép tốc độ cao, có thể phá hủy lốp xe tải, đạn tên lửa, xe có vỏ mỏng và ăng-ten radar.

Nhưng ông Hutton cho rằng, đội quân không nên lãng phí tên lửa M39 trị giá hàng triệu USD cho một trung đoàn xe tăng vì các quả đạn con này không hiệu quả với xe bọc thép. Để giải quyết vấn đề này, quân đội Mỹ từng phát triển một phiên bản của tên lửa ATACMS có thể mang theo 13 loại đạn chống tăng dẫn đường nhưng đã phải tạm gác dự án lại vì vấn đề kinh phí.

Trong khi đó, Viện nghiên cứu chiến trang (ISW) cho biết, biến thể ATACMS mà Mỹ gửi cho Ukraine có tầm bắn hạn chế chỉ 165km mặc dù một số biến thể khác có tầm bắn lên tới 300km. Tuy nhiên, cuộc tấn công bằng ATACMS “có thể sẽ khiến Nga phải bố trí lại lực lượng không quân và rút một số máy bay về các sân bay xa tiền tuyến hơn để tránh bị tấn công”.

Nguồn: [Link nguồn]

Mỹ tiếp tục viện trợ tên lửa tầm xa ATACMS cho Ukraine bất chấp cảnh báo đanh thép của Nga

Ngoại trưởng Ukraine cho biết Mỹ sẽ tiếp tục cung cấp tên lửa tầm xa ATACMS cho nước này nhằm đối phó với chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phương Uyên (Forbes) ([Tên nguồn])
Tin tức Mỹ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN