Chuyên gia nêu điểm bất lợi của xe tăng Nga khi đối đầu xe tăng Abrams của Mỹ ở Ukraine

Các xe tăng Nga gặp bất lợi so với xe tăng M1A2 Abrams mà Mỹ cam kết cung cấp cho Ukraine, một chuyên gia quốc phòng Nga gần đây nhận định.

Một xe tăng Nga bị phá hủy ở Kharkiv vào tháng 10/2022.

Một xe tăng Nga bị phá hủy ở Kharkiv vào tháng 10/2022.

"Ngay cả với phiên bản xuất khẩu, xe tăng Abrams phiên bản M1A2 SEP v2 của Mỹ vẫn vượt trội hơn so với các dòng xe tăng mà Nga đang sản xuất", Ruslan Pukhov, giám đốc Trung tâm Phân tích Chiến lược và Công nghệ (CAST), một tổ chức tư vấn của Nga, nói trên báo Nga Moskovsky Komsomolets.

Trong bình luận mới nhất, ông Pukhov chỉ đề cập đến năng lực chiến đấu của xe tăng, chưa tính tới giá thành sản xuất, mạng lưới hậu cần, bảo dưỡng để các xe tăng có thể duy trì trạng thái sẵn sàng chiến đấu.

"Các xe tăng Nga hiện vẫn sử dụng đạn pháo kiểu cũ, chỉ hiệu quả khi đối đầu với các xe tăng cùng loại như T-64, T-72 và T-80 ở khoảng cách gần trong các cuộc đấu xe tăng", ông Puhkov nói.

"Xe tăng phương Tây có nòng pháo cải tiến, đạn xuyên giáp mạnh hơn và hệ thống kiểm soát hỏa lực kỹ thuật số giúp bắn trúng mục tiêu ở khoảng cách rất xa", ông Pukhov giải thích. "Trong trường hợp đối đầu như vậy, các xe tăng Nga gặp bất lợi hơn".

Ông Pukhov cũng đề cập đến việc Nga thiếu các tên lửa chống tăng thế hệ 3 tương tự như Javelin của Mỹ. Nga sở hữu tên lửa chống tăng Kornet uy lực, từng vô hiêu hóa xe tăng Merkava của Israel trong cuộc chiến tranh Liban năm 2006. 

Năm 2016, đoạn video được truyền thông phương Tây đăng tải cho thấy khủng bố IS phóng tên lửa Kornet phá hủy xe tăng M1 Abrams của quân đội Iraq. Tên lửa Kornet do IS tịch thu từ kho vũ khí của Iraq.

Tuy nhiên, số lượng tên lửa chống tăng Kornet của Nga hiện nay vẫn ít hơn so với các mẫu tên lửa chống tăng đời cũ như Fagot hay Konkur.

Theo đánh giá của ông Pukov, T-14 Armata là mẫu xe tăng Nga duy nhất tỏ ra trội hơn xe tăng M1A2 Abrams của Mỹ, xét trên năng lực chiến đấu. Tuy nhiên, Nga vẫn chưa sản xuất đại trà xe tăng Armata và mẫu xe tăng này cũng chưa trực tiếp tham gia chiến đấu ở Ukraine.

Hiện tại, Mỹ mới cam kết cung cấp cho Ukraine 31 xe tăng M1A2 Abrams. Mẫu xe tăng mà quân đội Ukraine sẽ nhận trong năm nay thiếu lớp giáp bảo vệ bí mật mà chỉ trang bị cho quân đội Mỹ, cũng như một số tính năng độc quyền khác.

Các xe tăng Abrams của Mỹ và Leopard 2 của Đức tham gia tập trận quân sự tại Ba Lan hồi tháng 9/2022.

Các xe tăng Abrams của Mỹ và Leopard 2 của Đức tham gia tập trận quân sự tại Ba Lan hồi tháng 9/2022.

"Nhìn chung, một nhóm thiết giáp gồm 30 - 50 xe tăng Abrams không làm thay đổi cục diện chiến trường", ông Pukhov nhận định. "Nhưng nếu Ukraine có 200 hay 300 xe tăng loại này và nếu được sử dụng hợp lý, đó có thể là yếu tố mang tính bước ngoặt".

Theo báo Mỹ Business Insider, việc đánh giá năng lực xe tăng Nga hay xe tăng Mỹ chỉ mang tính tham khảo. Trong điều kiện chiến đấu thực tế, kết quả có thể khác biệt.

Các xe tăng Abrams thực tế chỉ vận hành hiệu quả trong biên chế quân đội Mỹ. Vấn đề không chỉ nằm ở năng lực xe tăng, mà còn nằm ở lực lượng chiến đấu hỗn hợp gồm tăng thiết giáp, bộ binh, pháo binh và máy bay.

Quân đội Iraq hay Ả Rập Saudi cũng sử dụng xe tăng Abrams do Mỹ sản xuất nhưng từng hứng chịu tổn thất đáng kể. Trong số 153 xe tăng Abrams mua của Mỹ, Ả Rập Saudi mất 20 xe tăng do bị phiến quân Yemen bắn cháy.

Trong cuộc chiến chống khủng bố IS, ước tính 1/3 trong số 140 xe tăng Abrams của quân đội Iraq bị khủng bố phá hủy hoặc tịch thu.

Nguồn: [Link nguồn]

Tiết lộ sốc về số lượng xe tăng Nga bị phá hủy trong cuộc xung đột với Ukraine

Báo cáo mới của Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế (IISS) đánh giá, Nga đã mất khoảng một nửa số xe tăng tốt nhất trong 1 năm xung đột ở Ukraine và đang chật vật bù vào,...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Đăng Nguyễn - BI ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN