Chiến lược "zero Covid": Trung Quốc trụ đến bao giờ?

Một tác dụng phụ của chiến lược "zero Covid" ("không Covid-19") hiện nay là các nhà lãnh đạo thế giới không thể gặp mặt trực tiếp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Nhà lãnh đạo này cũng chưa công du nước ngoài từ tháng 1-2020.

Trung Quốc sắp đưa vào hoạt động trung tâm cách ly đầu tiên được xây lên dành cho người từ nước ngoài nhập cảnh vào nước này.

Nhìn bên ngoài, cơ sở tọa lạc ở ngoại ô TP Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông này trông giống một căn cứ quân sự. Có diện tích tương đương 45 sân bóng đá, trung tâm gồm nhiều tòa nhà cao ba tầng với tổng cộng hơn 5.000 phòng.

Không bao lâu nữa, những ai đến từ nước ngoài sẽ phải ở đó trong ít nhất 2 tuần dù họ đã được tiêm chủng đầy đủ hay chưa.

Kể từ những ngày đầu đại dịch Covid-19 bùng phát, mục tiêu của Trung Quốc là xóa sạch virus SARS-CoV-2 tại đại lục. Hồng Kông và Macau, hai đặc khu hành chính của Trung Quốc, cũng có mục tiêu tương tự.

Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm người dân tại TP Lan Châu, tỉnh Cam Túc - Trung Quốc hôm 20-10. Ảnh: Reuters

Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm người dân tại TP Lan Châu, tỉnh Cam Túc - Trung Quốc hôm 20-10. Ảnh: Reuters

Lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 ở TP Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc. Ảnh: Chinatopix, AP

Lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 ở TP Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc. Ảnh: Chinatopix, AP

Dù vậy, ngay cả khi một số nước khác nới lỏng chính sách "không Covid-19", Bắc Kinh vẫn quyết duy trì nó. Chính sách này gồm những biện pháp mạnh mẽ như không cho hầu hết người nước ngoài nhập cảnh, cách ly, truy vết, phong tỏa nghiêm ngặt và xét nghiệm diện rộng.

Nỗ lực trên đã giúp mang lại kết quả ấn tượng. Theo số liệu chính thức, tính đến ngày 10-10, Trung Quốc chỉ ghi nhận 4.636 trường hợp tử vong vì Covid-19. Dù vậy, trong khi phần còn lại của thế giới chấp nhận sống chung với Covid-19, câu hỏi đặt ra lúc này là liệu Bắc Kinh sẽ duy trì chiến lược trên đến khi nào.

Đó là câu hỏi quan trọng, không chỉ được 1,4 tỉ người dân Trung Quốc mà cả thế giới quan tâm.

Theo tạp chí The Economist, một tác dụng phụ của chiến lược "không Covid-19" hiện nay là các nhà lãnh đạo thế giới không thể gặp mặt trực tiếp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Nhà lãnh đạo này cũng chưa công du nước ngoài từ tháng 1-2020.

Cơ sở cách ly dành cho người đến từ nước ngoài nằm ở ngoại ô TP Quảng Châu. Ảnh: PA

Cơ sở cách ly dành cho người đến từ nước ngoài nằm ở ngoại ô TP Quảng Châu. Ảnh: PA

Có một số yếu tố sẽ tác động đến việc Trung Quốc sẽ quyết định thay đổi chính sách "không Covid-19" khi nào và ra sao, như sự biến đổi của virus, hiệu quả của vắc-xin, rủi ro về kinh tế và tâm trạng người dân.

Biến thể Delta lây lan nhanh chóng đang khiến chính sách trên khó thực thi hơn nhiều. Dù vậy, tỉ lệ tiêm chủng cao có thể giúp ích trong cuộc chiến chống Covid-19. Số liệu chính thức tính đến ngày 15-9 cho thấy 71% người Trung Quốc đã được tiêm 2 mũi và 10% người khác được tiêm 1 mũi.

Một số chuyên gia Trung Quốc từng gợi ý rằng khi nào tỉ lệ tiêm chủng đủ cao và số ca tử vong xuống thấp, Trung Quốc có thể từ bỏ chính sách "không Covid-19". Tuy nhiên, thực tế cho thấy Bắc Kinh khó có thể sớm nới lỏng chính sách của mình. Việc khu cách ly công nghệ cao nói trên sắp đi vào hoạt động là một dấu hiệu cho thấy điều này.

Ngay cả những tác động tiêu cực đến kinh tế cũng khó có thể thúc đẩy Bắc Kinh nới lỏng chính sách. Một số chuyên gia dự báo kinh tế Trung Quốc có thể gặp khó theo sau sự bùng phát của các đợt dịch cho biến thể Delta gần đây.

Cuộc chiến chống Covid-19 cũng làm tổn thương các ngành dịch vụ nhưng hoạt động xuất khẩu của Trung Quốc vẫn còn mạnh mẽ.

Chiến lược "zero Covid": Trung Quốc trụ đến bao giờ? - 4

Trung Quốc có thể lo ngại dịch Covid-19 phủ bóng lên các sự kiện lớn sắp xảy ra, trong đó có Thế vận hội mùa đông ở Bắc Kinh đầu năm tới. Ảnh: Reuters

Ngoài ra, Bắc Kinh có thể nhìn thấy lợi ích chính trị từ việc duy trì chính sách "không Covid-19" trong bối cảnh một loạt sự kiện lớn dự kiến diễn ra thời gian tới, như Thế vận hội mùa đông (tháng 2-2022), kỳ họp quốc hội thường niên (3-2022), Đại hội đảng toàn quốc (năm 2022)...

Sự bùng phát của các đợt dịch mới, nếu có, không chỉ phủ bóng lên các sự kiện trên mà còn làm dấy lên câu hỏi về khả năng chống chọi dịch bệnh của Trung Quốc.

Mặt khác, nhiều người Trung Quốc tin rằng phương Tây gieo rắc thông tin sai lệch về nguồn gốc của virus SARS-CoV-2 để phá hoại hình ảnh nước mình. Diễn biến này khiến quan hệ giữa Bắc Kinh và phương Tây thêm xấu đi.

Vì thế, không phải người Trung Quốc nào cũng vui mừng một khi Bắc Kinh tuyên bố không cần phải xóa sổ Covid-19 và mở cửa lại đất nước. Nhiều người sẽ xem chính phương Tây đã "hắt hủi" Trung Quốc trong thời gian đại dịch hoành hành, chứ không phải ngược lại.

Nguồn: [Link nguồn]

Ổ dịch Covid-19 ảnh hưởng tới 10 tỉnh thành, chuyên gia TQ nói gì?

Kể từ khi 2 khách du lịch tới từ Thượng Hải bị phát hiện dương tính với Covid-19 ở tỉnh Thiểm Tây, tây bắc Trung Quốc...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phương Võ ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN