Chân dung người có thể là Thủ tướng Đức trong tương lai

Ông Olaf Scholz vốn được đánh giá là người kỷ luật, điềm tĩnh, đã bứt tốc và gây bất ngờ trong vài tháng gần đây.

Theo kết quả dự đoán vừa được một số quan chức bầu cử tiết lộ vào sáng nay (27/9), Đảng Dân chủ Xã hội (SPD) với ứng cử viên cho vị trí Thủ tướng Đức là ông Olaf Scholz, có thể sẽ giành chiến thắng chính thức.

Dựa trên kết quả tại 299 điểm bỏ phiếu đã kiểm, Đảng SPD giành được 25,9% số phiếu bầu. Đứng vị trí thứ 2 với tỉ lệ sít sao - 24,1% phiếu bầu - là Liên minh Xã hội Dân chủ Cơ đốc giáo (CD/CSU).

Hiện tại, ông Olaf Scholz đã tuyên bố chiến thắng và có thể trở thành Thủ tướng Đức, kế nhiệm bà Angela Merkel - vị lãnh đạo lâu đời nhất tại Châu Âu.

Song lãnh đạo liên minh CD/CSU, ông Armin Laschet từ chối nhượng bộ và nhấn mạnh, “không phải lúc nào ứng viên thuộc đảng chiếm số phiếu lớn nhất cũng là Thủ tướng”.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Tài chính Đức Olaf Scholz. Ảnh - DW

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Tài chính Đức Olaf Scholz. Ảnh - DW

Tuy nhiên, trước đó, dư luận đa phần đều dự đoán ông Olaf Scholz sẽ trở thành người lãnh đạo nước Đức thay bà Merkel.

Ông Scholz là Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Tài chính Đức, được đánh giá là người điềm tĩnh, thường được gọi với biệt danh là “ngài máy móc” (Scholzomat). Ở Đức, đây là lời khen về tính khoa học và kỷ luật.

Ông Scholz đã khiến giới chính trị gia Đức ngỡ ngàng khi bứt phá, đạt tỷ lệ cao, bỏ xa hai ứng cử viên thủ tướng còn lại là ông Armin Laschet và bà Annalena Baerbock chỉ trong chưa đầy vài tháng.

Nhiều người cho rằng, vị Phó Thủ tướng là lựa chọn ít rủi ro nhất cho nước Đức khi cuộc bầu cử này là đầu tiên sau Thế chiến thứ Hai mà Thủ tướng đương nhiệm không tham gia tranh cử.

Phó Thủ tướng Đức Olaf Scholz cùng phu nhân. Ảnh - Reuters.

Phó Thủ tướng Đức Olaf Scholz cùng phu nhân. Ảnh - Reuters.

Thực tế, ông Scholz là nhân vật quen mặt, được nhiều người biết tới và tin tưởng. Trong khi đó, các ứng viên khác như ông Armin Laschet, Thủ hiến bang North Rhine-Westphalia kiêm Chủ tịch đảng Dân chủ Thiên chúa giáo (CDU), từng vướng bê bối vì thái độ không đúng mực trong lúc khảo sát tình hình sau lũ lụt lịch sử tại miền Tây nước Đức hồi tháng 7.

Còn bà Annalena Baerbock, ứng viên của đảng Xanh, lại dính líu tới một cáo buộc không hề hay ho.

Ngoài ra, trên cương vị Bộ trưởng Tài chính, ông Scholz từng đề xuất gói cứu trợ trị giá 750 tỷ euro thúc đẩy doanh nghiệp và người lao động tiếp tục duy trì qua đại dịch Covid-19.

Ông Scholz cũng thu hút sự chú ý với cách truyền tải thông điệp tranh cử một cách rõ ràng, dễ hiểu dựa trên cương lĩnh tranh cử của chính đảng SPD như: giữ nguyên mức lương hưu, xây thêm nhà ở xã hội và hướng tới một nền kinh tế trung hòa carbon, cam kết nâng lương tối thiểu lên 12 euro/giờ ngay trong năm đầu tiên nếu đảng SPD đứng đầu chính phủ.

Nguồn: [Link nguồn]

16 năm bà Angela Merkel giữ chức thủ tướng: Nước Đức thay đổi ngoạn mục thế nào?

Dưới sự lãnh đạo của bà Angela Merkel, trong 16 năm qua, nước Đức đã có nhiều thay đổi đáng kể trở thành một cường...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Trang Trần (Theo Reuters) ([Tên nguồn])
Thời sự thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN