Căng thẳng biên giới Trung - Ấn gia tăng: Vì sao không quan chức cấp cao nào lên tiếng?

Căng thẳng biên giới giữa Ấn Độ và Trung Quốc đã tăng vọt trong những tuần gần đây khi quân đội hai nước nhiều lần xảy ra đụng độ và đẩy mạnh hoạt động xây dựng công trình quân sự. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có quan chức cấp cao của bên nào lên tiếng về vấn đề này.

 Binh sĩ Trung Quốc và Ấn Độ ở khu vực biên giới (ảnh: SCMP)

 Binh sĩ Trung Quốc và Ấn Độ ở khu vực biên giới (ảnh: SCMP)

Những cáo buộc về các vụ xâm phạm biên giới, đụng độ nhỏ lẻ đã khiến khu vực biên giới Trung - Ấn nóng lên trong những ngày gần đây. Tranh chấp biên giới giữa Trung Quốc và Ấn Độ đã kéo dài suốt 7 thập kỷ và vẫn chưa có dấu hiệu đi đến hồi kết.

Đầu tháng 5, một vụ đụng độ giữa binh sĩ Trung Quốc - Ấn Độ đã nổ ra trên một ngọn núi tại bang Sikkim dẫn đến thiệt hại cho cả 2 phía.

Truyền thông Trung Quốc cho rằng, “phản ứng mạnh mẽ của quân đội Trung Quốc trước hành động xâm phạm bất hợp pháp của Ấn Độ” là nguyên nhân dẫn đến vụ ẩu đả.

Ngược lại, Ấn Độ cáo buộc binh sĩ Trung Quốc “có hành động hung hăng, xâm phạm biên giới để đào công sự và dựng lán trại”.

Truyền thông Ấn Độ cũng đưa tin, trong những ngày gần đây, Trung Quốc liên tục có hành động khiêu khích, như đưa trực thăng quân sự không người lái giám sát đường kiểm soát thực tế (LAC) và điều động thêm binh sĩ tới khu vực tranh chấp.

Tuy nhiên, hiện tại vẫn rất khó để đánh giá tình hình thực tế ở khu vực biên giới Trung - Ấn vì hầu hết thông tin có thể tiếp cận được đều dựa trên nguồn ẩn danh.

Theo các chuyên gia, việc các nhà lãnh đạo cấp cao của Trung Quốc và Ấn Độ đều không đưa ra bình luận chính thức nào về các vụ việc cho thấy, họ không mong muốn tình trạng căng thẳng bị đẩy đi xa hơn nữa.

Hôm 14.5, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Ấn Độ cho biết, cả Trung Quốc và Ấn Độ đều rất coi trọng việc duy trì sự ổn định, hòa binh ở khu vực biên giới.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc – Triệu Lập Kiên – cũng khẳng định rằng, những sự cố ở biên giới với Ấn Độ đang được thảo luận và giải quyết thông qua các kênh ngoại giao. Trung Quốc cũng kêu gọi Ấn Độ kiềm chế, không thực hiện hành động nào gây phức tạp thêm tình hình.

Tuy nhiên, tình hình biên giới Trung - Ấn sau đó vẫn chưa hết căng thẳng. Truyền thông Ấn Độ mới đây đưa tin, hàng ngàn binh sĩ Trung Quốc đã xâm nhập lãnh thổ của nước này để lập lán trại, thậm chí bắt giữ một số binh sĩ người Ấn. Tuy nhiên, quân đội Ấn Độ sau đó phủ nhận thông tin này.

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi trong một cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (ảnh: SCMP)

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi trong một cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (ảnh: SCMP)

Narayani Basu – chuyên gia phân tích chính sách đối ngoại tại New Delhi – cho rằng, việc quan chức cấp cao của Trung Quốc và Ấn Độ giữ im lặng quá lâu cũng không phải cách hay vì trong bối cảnh hiện nay, thời gian là yếu tố cốt lõi giúp ngăn chặn căng thẳng leo thang.

“Căng thẳng biên giới xảy ra trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát là tình huống chưa từng có và do vậy, Trung Quốc và Ấn Độ cũng cần đưa ra các giải pháp chưa từng có. Hai nước cần kích hoạt các kênh đàm phán và đảm bảo những bất đồng nên được xử lý một cách tinh tế”, chuyên gia Narayani Basu nhận định.

Tháng 11 năm ngoái, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tuyên bố trước Quốc hội rằng, từ năm 2016 – 2018, Trung Quốc đã có 1.025 lần xâm phạm lãnh thổ nước này.

Ấn Độ và Trung Quốc có chung đường biên giới dài 3.488 km. Hai nước đã có nhiều cuộc đụng độ tại khu vực biên giới từ năm 1962 đến nay.

Nguồn: [Link nguồn]

Ấn Độ: TQ huy động 2.500 quân đến biên giới, căng thẳng lên tới đỉnh điểm

Binh sĩ Ấn Độ và Trung Quốc tỏ ra hết sức cảnh giác tại các khu vực tranh chấp dọc theo Đường Kiểm soát Thực tế (LAC),...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Vương Nam – SCMP ([Tên nguồn])
Tin tức Trung Quốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN