Cận cảnh hệ thống phòng không "3 ngón tay tử thần" 2K12 Kub-M2 xuất hiện ở Ukraine

Hồi tháng 5, Tổng thống CH Séc Petr Pavel từng tuyên bố sẽ sớm chuyển giao cho Ukraine thêm hai hệ thống phòng không 2K12 Kub cùng số lượng lớn tên lửa, để chuẩn bị cho giai đoạn quyết định.

Mới đây, hình ảnh 2K12 Kub-M2 có mặt trong quân đội Ukraine đã nhanh chóng được làn truyền trên mạng xã hội. Trang tình báo mã nguồn mở Oryx có trụ sở tại Hà Lan cho biết, Ukraine đã nhận được 2 hệ thống tên lửa đất đối không 2K12 Kub do Cộng hòa Séc cung cấp.

Bệ phóng tên lửa phòng không 2K12 Kub-M2 được Cộng hòa Séc bàn giao cho Ukraine. Ảnh: Oryx 

Bệ phóng tên lửa phòng không 2K12 Kub-M2 được Cộng hòa Séc bàn giao cho Ukraine. Ảnh: Oryx 

Cũng theo nguồn tin trên, hệ thống 2K12 Kub mà Ukraine tiếp nhận là phiên bản đã được hiện đại hóa. Việc chuyển giao diễn ra khi Ukraine đang tìm cách tăng cường phòng không để chống lại các cuộc tấn công bằng tên lửa và máy bay không người lái của Nga.

2K12 Kub là hệ thống tên lửa phòng không tầm trung của Liên Xô, do Vympel NPO phát triển, được sản xuất tại Liên Xô từ năm 1967 đến 1983. 

Hệ thống được thiết kế để bảo vệ lực lượng mặt đất trước các cuộc tấn công bằng trực thăng và máy bay chiến đấu của đối phương.

2K12 Kub gây chú ý trong Chiến tranh Ả Rập-Israel năm 1973, sau đó trở thành một trong những hệ thống chiến đấu của Liên Xô nổi tiếng nhất trên thế giới, đóng một vai trò quan trọng trong nhiều cuộc xung đột vũ trang.

Hiệu quả cao và độ chính xác chưa từng có của tổ hợp tên lửa phòng không 2K12 Kub khiến nó được mệnh danh “3 ngón tay tử thần”.

Cận cảnh hệ thống 2K12 Kub. Ảnh: Getty

Cận cảnh hệ thống 2K12 Kub. Ảnh: Getty

Hệ thống tên lửa phòng không 2K12 Kub gồm một radar phát hiện và tìm kiếm mục tiêu, một trạm điều khiển và bốn bệ phóng tự hành. Bộ phận phóng của 2K12 Kub được trang bị ba tên lửa 3M9 có thể xoay 360 độ khi được nâng lên tối đa +85 độ. Để hạ thấp chiều cao của bộ phận phóng khi xe đang di chuyển, kíp lái sẽ di chuyển bàn xoay về phía sau và đặt tên lửa nằm ngang.

Tên lửa 3M9 có chiều dài 5,8m, đường kính 0,3m, trọng lượng khoảng 600kg, được trang bị 2 tầng động cơ sử dụng nhiên liệu rắn. Tên lửa sử dụng đầu đạn nổ phân mảnh HE nặng khoảng 56kg.

3M9 có khả năng chống nhiễu và có thể dẫn đường bán chủ động. Đầu tên lửa 3M9 bắt lấy mục tiêu ngay sau khi phóng và khóa chặt mục tiêu. Đồng thời động cơ phản lực cho phép tên lửa nhanh chóng bắt kịp mục tiêu, với khả năng cơ động mạnh.

Các đặc tính kỹ thuật của tổ hợp đảm bảo phát hiện mục tiêu trên không ở khoảng cách lên tới 65 km, bắn hạ mục tiêu trong phạm vi từ 4,5 đến 23,5 km và ở độ cao lên tới 14km.

Mục tiêu chính của 2K12 Kub là máy bay và tên lửa hành trình với tốc độ lên tới 600 m/s ở độ cao từ 100 m - 7km. Trong điều kiện hiện đại, các đặc tính chiến thuật và kỹ thuật của hệ thống sẽ cung cấp khả năng chống lại tên lửa hành trình cận âm Kh-101 và Kalibr, cũng như máy bay không người lái kamikaze.

2K12 Kub phóng tên lửa 3M9. Ảnh minh họa

2K12 Kub phóng tên lửa 3M9. Ảnh minh họa

Mặc dù bị xem là lỗi thời, nhưng 2K12 Kub vẫn tiếp tục phục vụ trong một số quân đội NATO, chẳng hạn như lực lượng vũ trang Ba Lan vẫn sử dụng một biến thể nâng cấp. Theo các chuyên gia đánh giá, hệ thống phòng không của Séc có thể dễ dàng tích hợp vào mạng lưới phòng không Ukraine.

Quân đội Séc đã nhiều lần tiến hành nghiên cứu, cải tiến, hiện đại hóa hệ thống tên lửa 2K12 Kub, chủ yếu tập trung vào radar điều khiển hỏa lực. Séc đã nâng cấp phần cứng và phần mềm cho radar 1S91 với khả năng phát sóng kỹ thuật số, mạng pha, có khả năng phát sóng ngắt quãng giúp hệ thống đối phó hiệu quả với các tên lửa chống radar kiểu Shrike. Đến nay, gần như toàn bộ đài điều khiển hỏa lực 1S91 đã được Séc thiết kế lại, chuyển sang sử dụng công nghệ bán dẫn, các tần số hoạt động đều được thay đổi.

Nguồn: [Link nguồn]

Những tương đồng giữa ICBM Hwasong-18 Triều Tiên và Topol-M Nga

Chuyên gia chỉ ra tên lửa đạn đạo liên lục địa Hwasong-18 của CHDCND Triều Tiên và Topol-M của Nga giống nhau về kích thước, cách thức hoạt động.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Mộc Miên (Theo Eurasian Times) ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN