Bùng phát bạo lực Israel-Palestine: Tổng thống Biden phải vào cuộc

"Ngay khi tôi nghĩ tôi đã thoát ra thì họ lại kéo tôi vào lại". Câu nói nổi tiếng của Al Pacino trong phim "Bố già III" có vẻ rất đúng với các tổng thống Mỹ khi họ cố tránh khỏi những rắc rối ở Trung Đông.

Xác định cạnh tranh với Trung Quốc là ưu tiên hàng đầu, Tổng thống Joe Biden không muốn bị cuốn vào nền chính trị nguy hiểm của khu vực này. Mối bận tâm chính của ông không phải là chấm dứt xung đột Israel - Palestine mà là nỗ lực hồi sinh thỏa thuận hạt nhân Iran. Tuy nhiên, đợt bùng phát bạo lực lần này giữa Israel và Palestine sẽ là một thách thức đối với lập trường của ông chủ Nhà Trắng, bởi lợi ích của Washington vẫn phụ thuộc vào những xáo trộn ở khu vực Đông Địa Trung Hải.

Dưới thời của các tổng thống Mỹ Bill Clinton, George W. Bush và Barack Obama, Washington đã cố gắng giải quyết xung đột Israel - Palestine bằng nhiều sáng kiến nhưng bất thành. Tổng thống Donald Trump từng tuyên bố việc tìm ra thỏa thuận hiệu quả "không khó" như nhiều người nghĩ, song những đề xuất mang đậm tính thiên vị Israel của ông càng thất bại nặng nề.

Người biểu tình xuống phố thể hiện sự ủng hộ dành cho Palestine tại TP Chicago - Mỹ vào ngày 12-5 Ảnh: REUTERS

Người biểu tình xuống phố thể hiện sự ủng hộ dành cho Palestine tại TP Chicago - Mỹ vào ngày 12-5 Ảnh: REUTERS

Những năm Israel dưới thời chính quyền Thủ tướng Benjamin Netanyahu khuyến khích định cư ở Bờ Tây đã khiến viễn cảnh về một nhà nước Palestine tồn tại gần kề trở nên ảm đạm. Bất ổn chính trị của Israel càng khiến các vấn đề an ninh bị chính trị hóa. Cùng với sự lãnh đạo thiếu hiệu quả ở Ramallah - thủ đô hành chính của chính quyền quốc gia Palestine (PNA), sức mạnh của Hamas ở Gaza đã chia rẽ sự đoàn kết của người Palestine.

Những người theo chủ nghĩa tự do muốn Tổng thống Biden cứng rắn hơn với Thủ tướng Netanyahu trong bối cảnh các cuộc không kích của Israel gây thương vong dân sự trên Dải Gaza. Trong khi đó, phe Cộng hòa cáo buộc ông chủ Nhà Trắng tạo tiền đề cho bạo lực khi mềm mỏng với Iran, quốc gia bị nghi tài trợ cho nhóm vũ trang Hamas. Điều này đã kéo thỏa thuận hạt nhân Iran vào thế khó. Do đó, nhà lãnh đạo 78 tuổi không còn lựa chọn nào khác ngoài can dự.

Trong bối cảnh đụng độ leo thang khiến hơn 110 người thiệt mạng, Tổng thống Biden hôm 13-5 cho biết đang nỗ lực để chấm dứt cuộc xung đột bạo lực Israel - Palestine. Chính quyền Tổng thống Biden cũng liên lạc với các quốc gia Ả Rập trong khu vực để họ thuyết phục Hamas ngừng bắn. Dù vậy, các nỗ lực ngoại giao của Ai Cập, Qatar và Liên Hiệp Quốc đến giờ vẫn chưa cho thấy dấu hiệu tiến triển. Một quan chức giấu tên của Mỹ khẳng định với Reuters rằng bạo lực Israel - Palestine nhiều khả năng tiếp diễn hoặc thặm chí gia tăng trong vài ngày tới. 

Nguồn: [Link nguồn]

Chùm ảnh: Dải Gaza hỗn loạn sau các đợt nã rocket qua lại giữa Israel và Hamas

Quân đội Israel đang có kế hoạch tấn công nhằm vào Dải Gaza để đáp trả phong trào Hồi giáo Hamas sau khi hứng chịu đợt...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Cao Lực ([Tên nguồn])
Tin tức Mỹ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN