Bom nguyên tử mạnh nhất thế giới gây thiệt hại kinh hoàng ra sao nếu kích nổ ở London?

Sự kiện: Vũ khí quân sự

60 năm trước, Liên Xô thử bom nguyên tử mạnh nhất lịch sử thế giới, sức hủy diệt lớn đến mức có thể quét sạch một thành phố với hàng triệu người.

Video vụ thử bom Sa Hoàng mới được Nga công bố vào năm ngoái.

Bom Sa Hoàng hay Tsar Bomba đến nay vẫn là quả bom nguyên tử mạnh nhất từng được loài người thử nghiệm, gấp 1.570 lần sức mạnh tổng hợp của hai quả bom nguyên tử Mỹ ném xuống Hiroshima và Nagasaki trong Thế chiến 2.

Vụ thử bom Sa Hoàng diễn ra vào tháng 10.1961 ở ngoài khơi đảo Severny thuộc Bắc Cực. Vụ nổ lớn đến mức đứng cách xa 1.000km vẫn có thể nhìn thấy, tạo ra sức công phá tương đương 50 triệu tấn thuốc nổ TNT.

60 năm kể từ sự kiện trên, bom Sa Hoàng đã làm thay đổi hoàn toàn cuộc chạy đua vũ khí hủy diệt.

Vụ nổ ước tính gây thiệt hại vô cùng lớn nếu xảy ra ở London, Anh.

Vụ nổ ước tính gây thiệt hại vô cùng lớn nếu xảy ra ở London, Anh.

Theo báo Anh The Sun, trong trường hợp bom Sa Hoàng được kích nổ ở thủ đô London, ước tính khoảng 5,8 triệu người sẽ thiệt mạng.

Đây là ước tính dựa trên một công cụ tính toán sức hủy diệt của bom nguyên tử do nhà sử học hạt nhân Alex Wellerstein phát triển.

Bán kính quả cầu lửa lan rộng tới 5km kể từ tâm vụ nổ tại cung điện Westminster. Tất cả những người ở trong phạm vi này sẽ “bốc hơi” ngay tức khắc.

Các khu vực nằm trong bán kính từ 5 – 13km sẽ “chịu thiệt hại nặng”, phá hủy hầu hết các tòa nhà cao tầng và gây thương vong lớn.

Ở bán kính 50km tính từ cung điện Westminster, người dân Anh sẽ cảm nhận rõ ảnh hưởng từ vụ nổ, gây bỏng nặng và vỡ tan các cửa kính.

Liên Xô thử bom Sa Hoàng năm 1961.

Liên Xô thử bom Sa Hoàng năm 1961.

Theo tính toán, phóng xạ lan tỏa từ bom Sa Hoàng bao phủ khu vực cách tâm vụ nổ khoảng 60km, gây ảnh hưởng lâu dài tới sức khỏe con người.

May mắn là dù có sức hủy diệt khủng khiếp, bom Sa Hoàng không phù hợp để sử dụng trong một cuộc chiến tranh hạt nhân, do có kích thước quá lớn và quá nặng nề. Quả bom nặng tới 27 tấn và dài 8 mét

Ngày nay, các đầu đạn hạt nhân gắn trên tên lửa có sức hủy diệt kém hơn, nhưng có thể khai hỏa với số lượng lớn.

Ở thời điểm Liên Xô thử bom Sa Hoàng, người dân ở Na Uy và Phần Lan cũng cảm thấy ảnh hưởng. Quả bom khổng lồ tạo ra cột khói hình nấm cao 67.000 mét, gấp 7 lần độ cao của đỉnh Everest.

Theo ghi nhận khi đó, chiếc Tu-95V chở phi hành đoàn 9 người chỉ có 50% khả năng sống sót sau khi thả quả bom nặng 27 tấn trong cuộc thử nghiệm. Chiếc máy bay bị rung lắc mạnh, mất độ cao do ảnh hưởng của vụ nổ, nhưng phi công sau đó đã lấy lại kiểm soát và phi hành đoàn hạ cánh an toàn.

Quả bom được gắn dù giúp giảm tốc độ rơi để máy bay có thời gian rời khỏi phạm vi chết chóc.

Vụ thử bom Sa Hoàng được coi là bước ngoặt trong Chiến tranh Lạnh, khiến các cường quốc ký hiệp ước quốc tế về cấm thử vũ khí hạt nhân trên mặt đất.

Nguồn: [Link nguồn]

Vụ nổ khủng khiếp như bom nguyên tử khiến 20.000 người chết ở Trung Quốc

Những vụ tai nạn công nghiệp gây ra nổ lớn không phải là hiếm trên thế giới. Nhưng có vụ nổ khiến Bắc Kinh rung chuyển,...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Đăng Nguyễn - The Sun ([Tên nguồn])
Vũ khí quân sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN