Biển Đông: Anh đã theo dõi tàu ngầm, sẵn sàng đánh chặn máy bay của Trung Quốc

Anh đã theo dõi các tàu ngầm của Trung Quốc từ tàu sân bay và sẵn sàng đánh chặn các máy bay phản lực của Bắc Kinh ở Biển Đông nếu có chỉ đạo.

Kênh truyền hình Sky News dẫn lời các quan chức tiết lộ Anh đã theo dõi các tàu ngầm của Trung Quốc từ tàu sân bay và sẵn sàng đánh chặn các máy bay phản lực của Bắc Kinh ở Biển Đông nếu có chỉ đạo.

Theo các quan chức, các tàu khu trục và trực thăng hoạt động cùng tàu sân bay HMS Queen Elizabeth của Anh có thể xác định vị trí của các tàu ngầm Trung Quốc, giúp tàu sân bay điều hướng.

Máy bay chiến đấu của Trung Quốc đã hiện diện tại khu vực, song giữ khoảng cách "chuyên nghiệp", đồng thời đã gửi tín hiệu bằng cách quay đi ngay khi vào phạm vị tầm bắn của tên lửa - cách khoảng 241 km, các quan chức cho hay.

Biển Đông: Anh đã theo dõi tàu ngầm, sẵn sàng đánh chặn máy bay của Trung Quốc. Ảnh: SKY NEWS

Biển Đông: Anh đã theo dõi tàu ngầm, sẵn sàng đánh chặn máy bay của Trung Quốc. Ảnh: SKY NEWS

Đại tá Steve Moorhouse - chỉ huy tàu HMS Queen Elizabeth - cho biết: "Trong trò chơi kiểu mèo và chuột, tôi hoàn toàn biết rõ là họ đang quay đi ở những phạm vi mà họ có thể đang sử dụng chúng tôi để phục vụ việc huấn luyện theo cách mà chúng tôi cũng sẽ làm đối với họ. Do đó, điều này không làm chúng tôi lo lắng”.

"Họ không tương tác hay tiếp cận gần chúng tôi hay có bất kỳ động thái nào tương tự. Tuy nhiên, phạm vi của các máy bay là dấu hiệu cho thấy những gì họ sẽ làm là thật" – ông Moorhouse nói thêm.

Theo Sky News, các thông tin mới về cuộc chạm mặt trên biển của Anh với Trung Quốc, rơi vào khoảng thời gian từ tháng 8 đến tháng 10, được hé lộ trong bối cảnh Bộ trưởng Quốc phòng Anh cho biết "rất có thể" tàu sân bay Anh vào một thời điểm nào đó sẽ được sử dụng để thực hiện các cuộc không kích nhằm vào các mục tiêu khủng bố, gồm cả ở Afghanistan.

Trong chuyến thăm tàu HMS Queen Elizabeth hiện đang dừng ở Oman, Bộ trưởng Ben Wallace cho biết điều này sẽ nhằm vào "những ai gây ra mối đe dọa đối với Anh hoặc các đồng minh của chúng tôi".

"Cho dù đó là tuần sau, tháng tới, thập niên tới – tàu sân bay này sẽ trong tư thế trên trong thời gian dài" – ông Wallace nói thêm.

Theo Sky News, HMS Queen Elizabeth đã dẫn đầu Nhóm tác chiến tàu sân bay 21 (CSG21) trong sứ mệnh hàng hải đầu tiên - Chiến dịch Fortis – từ hồi tháng 5. Nhóm tác chiến dự kiến có chuyến hải trình cuối cùng đến Nhật và quay trở về kéo dài đến tháng 12. Trên hải trình, tàu sẽ đi qua các vùng biển Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, bao gồm Biển Đông.

Với sự hộ tống từ tàu chiến của Hà Lan và Mỹ, cùng sự tương tác với khoảng 40 hải quân các nước khác trên chuyến hải trình, tàu sân bay đến nay đã đi được hơn 40.000 hải lý.

Nhóm tác chiến tàu sân bay Queen Elizabeth với sự hộ tống của các tàu hải quân Mỹ, Hà Lan. Ảnh: SKY NEWS

Nhóm tác chiến tàu sân bay Queen Elizabeth với sự hộ tống của các tàu hải quân Mỹ, Hà Lan. Ảnh: SKY NEWS

Sky News dẫn lời ông Moorhouse cho biết có lẽ phép thử khó khăn nhất đối với thủy thủ đoàn - khoảng 1.600 thủy thủ, thủy quân lục chiến và không quân - là lúc các máy bay phản lực của Nga tiếp cận khi tàu sân bay đi qua Đông Địa Trung Hải hồi tháng 6.

Các máy bay chiến đấu F-35 của Anh và Mỹ đã được triển khai để ngăn các máy bay Nga bay trên đầu.

Trả lời câu hỏi rằng nhóm tác chiến tàu sân bay đã gửi thông điệp gì tới Moscow, ông Moorhouse nói: "Chúng tôi đơn giản là sẽ không bị bắt nạt. Đó là một vùng không gian biển rộng lớn và các quốc gia có thể hoạt động ở đó một cách tự do".

Ngoài ra, các sĩ quan trong phòng tác chiến của tàu sân bay cho biết họ đã chuẩn bị cho một thách thức tương tự, lần này là từ Trung Quốc, khi tàu sân bay di chuyển vào Biển Đông.

Sĩ quan trong phòng tác chiến của HMS Queen Elizabeth. Ảnh: SKY NEWS

Sĩ quan trong phòng tác chiến của HMS Queen Elizabeth. Ảnh: SKY NEWS

Trung úy Richard "Tom" Hanks - sĩ quan tác chiến cấp cao - cho biết: "Chúng tôi đã thấy các máy bay [Trung Quốc] xuất kích và cất cánh ở xa - vì vậy yêu cầu đảm bảo boong [bay] ở trạng thái sẵn sàng đã được đáp ứng, song yêu cầu triển khai [máy bay phản lực F-35 để đánh chặn] là không bao giờ thực sự cần thiết".

Trong khi đó, ông Moorhouse mô tả các hoạt động của máy bay Trung Quốc là "an toàn, chuyên nghiệp và phạm vi phù hợp".

Tuy nhiên, nhóm tàu chiến và trực thăng của quân đội Anh đã có cơ hội trau dồi kỹ năng săn tàu ngầm.

“Trong một vài trường hợp, chúng tôi tự tin rằng chúng tôi biết tàu ngầm của họ ở đâu" – ông Moorhouse nói.

“Vì vậy, theo nghĩa đen, chúng tôi gần như định vị được nơi tàu ngầm (của Trung Quốc) đang hiện diện, nơi nó đang theo dõi khinh hạm và trực thăng của chúng tôi và sau đó chúng tôi có thể di chuyển tàu sân bay xung quanh nó, theo nghĩa đen là né tàu ngầm để có thể tiếp tục hải trình của mình một cách an toàn" – ông Moorhouse nói thêm.

Về kinh nghiệm hoạt động ở Biển Đông, sĩ quan chỉ huy cho biết ông đã chỉ đạo lực lượng thể hiện cho Bắc Kinh thấy "chúng tôi thực sự tốt như thế nào".

Theo đó, các máy bay phản lực F-35 đã bay 24 giờ một ngày, trong khi các khinh hạm và khu trục hạm đi cùng thực hiện các nhiệm vụ khác. 

Nguồn: [Link nguồn]

TQ: Người dân chen chúc, đánh nhau vì mua đồ dự trữ

Không chỉ đánh nhau và chen chúc, nhiều người dân phải đợi tới hơn 2 tiếng để có thể tới lượt mua hàng. 

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo HÒA ĐẶNG ([Tên nguồn])
Tin tức Biển Đông Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN