Trung Quốc đã chi 10,1 tỷ USD cho vũ khí hạt nhân chỉ trong một năm

Sự kiện: Vũ khí quân sự

Nga chi ít tiền hơn nhưng hiệu quả cao hơn Mỹ. Trong khi đó, Trung Quốc đang bứt phá, muốn bám kịp các “thủ lĩnh hạt nhân” của thế giới.

Kho vũ khí hạt nhân của Nga - ảnh tư liệu Luận Cứ Tuần.

Kho vũ khí hạt nhân của Nga - ảnh tư liệu Luận Cứ Tuần.

Nga chi ít nhưng hiệu quả hơn Mỹ

Tổng cộng, theo dữ liệu do Chiến dịch Quốc tế Bãi bỏ Vũ khí Hạt nhân (ICAN) công bố, các quốc gia trong câu lạc bộ hạt nhân đã phân bổ 72,6 tỷ USD cho việc phát triển vũ khí hạt nhân vào năm ngoái.

Mỹ là quốc gia dẫn đầu tuyệt đối về xếp hạng này. Lầu Năm Góc chiếm 37,4 tỷ USD, Trung Quốc đứng ở vị trí thứ hai với ngân sách hạt nhân đạt 10,1 tỷ USD, ở vị trí thứ ba là Nga, quốc gia đã chi khoảng 8 tỷ USD, hãng TASS đưa tin.

Nga chi tiền cho vũ khí hạt nhân ít hơn Hoa Kỳ khoảng 4,7 lần. Đồng thời, Washington cáo buộc Moscow sản xuất quá nhiều đầu đạn hạt nhân.

Do đó, Giám đốc Cơ quan Tình báo Bộ Quốc phòng Mỹ (DIA), Trung tướng Scott Berrier, trong một cuộc điều trần tại Quốc hội, đã nói rằng Liên bang Nga đang tích cực cập nhật kho vũ khí hạt nhân và sản xuất đầu đạn "hàng trăm năm".

Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Topol M của quân đội Nga.

Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Topol M của quân đội Nga.

Ông Scott Berrier cũng lập luận: "Nga có khả năng phát triển sức mạnh bằng tên lửa hành trình chính xác tầm xa và khả năng viễn chinh của nước này là hạn chế."

Chuyên gia quân sự Nga Alexei Leonkov chỉ ra rằng Mỹ, với mức chi tiêu kỷ lục cho việc phát triển vũ khí hạt nhân, nhưng vẫn còn đó tên lửa hạt nhân và hệ thống phóng đã lỗi thời trong kho vũ khí của mình.

Ngay cả phần mềm của các lực lượng chiến lược Hoa Kỳ cũng đã có tuổi đời 40 năm. Trong khi lực lượng hạt nhân chiến lược của Nga đã cập nhật vũ khí tới 86%. Làm thế nào để được hiểu nghịch lý này?

Tờ Luận cứ Tuần ở Nga cho biết, Bộ Ngoại giao Nga mới công bố dữ liệu mới nhất về tình trạng của các lực lượng hạt nhân của Nga và Hoa Kỳ, những quốc gia vẫn dẫn đầu trong phân khúc vũ khí này.

Mỹ thử nghiệm tên lửa đạn đạo xuyên lục địa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân từ tàu ngầm chiến lược - ảnh tư liệu The Wall Street Journal.

Mỹ thử nghiệm tên lửa đạn đạo xuyên lục địa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân từ tàu ngầm chiến lược - ảnh tư liệu The Wall Street Journal.

Vì vậy, vào đầu tháng 3 năm nay, Nga đã trang bị các tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) trên mặt đất, tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM) và tên lửa triển khai trên máy bay ném bom mang tên lửa chiến lược – tổng cộng 517 quả.

Kho vũ khí của Nga có 1.456 đầu đạn hạt nhân. Tổng cộng, Liên bang Nga có 767 bệ phóng ICBM mang đầu đạn hạt nhân.

Mỹ có 651 tên lửa trên không, trên bộ và trên biển, 1.357 đầu đạn hạt nhân và 800 bệ phóng ở các trạng thái đã triển khai và chưa triển khai trong chiến đấu.

Theo Hiệp ước START-3 (ký tại Praha ngày 8 tháng 4 năm 2010, có hiệu lực kể từ ngày 5 tháng 2 năm 2011), bộ ba hạt nhân của các bên không được vượt quá 700 quả ICBM, SLBM và vũ khí ném – bắn từ máy bay ném bom chiến lược.

Bộ ba hạt nhân tam vị nhất thế của quân đội Mỹ - ảnh ABC News.

Bộ ba hạt nhân tam vị nhất thế của quân đội Mỹ - ảnh ABC News.

Ngoài ra các bên cũng bị hạn chế ở con số 1550 đầu đạn hạt nhân và 800 phương tiện phóng được triển khai và cũng như ở trạng thái không được triển khai tại tất cả các loại căn cứ ...

Washington thừa nhận rằng kho vũ khí hạt nhân của họ đã lỗi thời một cách đáng xấu hổ và khoảng 500 tỷ USD đang được phân bổ để đổi mới theo kế hoạch nhằm đạt được kết quả mong muốn ...

Trung Quốc đang tiệm cận "các thủ lĩnh hạt nhân"

Theo ICAN, ngân sách hạt nhân của các nước khác trong câu lạc bộ hạt nhân là: Anh - 6,2 tỷ USD, Pháp - 5,7 tỷ, Ấn Độ - 2,48 tỷ, Israel - 1,1 tỷ và Pakistan - khoảng 1 tỷ USD.

Dù được cho là “người ngoài cuộc”, một quốc gia nữa cũng đang tích cực phát triển vũ khí hạt nhân và tiếp tục thử nghiệm chúng. Ở đây là Triều Tiên, Bình Nhưỡng đã chi 667 triệu USD vào năm 2020.

Đối với Nga. Để xác nhận độ tin cậy của các đầu đạn của mình, Moscow đang tiến hành các cuộc thử nghiệm tại một bãi thử cũ ở Novaya Zemlya (còn được gọi là Moscow-100), nhưng về bản chất chúng là phi hạt nhân.

Các tên lửa đạn đạo xuyên lục địa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân của Trung Quốc - ảnh Foreign Policy.

Các tên lửa đạn đạo xuyên lục địa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân của Trung Quốc - ảnh Foreign Policy.

Hoa Kỳ đang tiến hành các cuộc thử nghiệm tương tự tại địa điểm thử nghiệm không kém phần lâu đời của mình ở Nevada.

Đồng thời, Hoa Kỳ, theo cách thông thường, cáo buộc Nga vi phạm “Hiệp ước Cấm Thử nghiệm Hạt nhân trong Mọi Môi trường”, bao gồm cả vấn đề hạn chế tiến hành các vụ thử hạt nhân dưới lòng đất.

Theo ý kiến cáo buộc ​​của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, “Liên bang Nga không cần thông báo, họ tiến hành các thí nghiệm vượt quá khối lượng tới hạn của vật liệu hạt nhân và năng suất năng lượng.".

Trên thực tế, mọi vụ nổ hạt nhân dưới lòng đất đều được ghi lại một cách đáng tin cậy bằng cách sử dụng các hệ thống địa chấn hiện đại, vì vậy những cáo buộc vô căn cứ của Mỹ có thể dễ dàng bị phanh phui và ngược lại.

Số lượng vũ khí hạt nhân của 9 nước trên thế giới.

Số lượng vũ khí hạt nhân của 9 nước trên thế giới.

Nhân tiện, Hoa Kỳ chưa bao giờ phê chuẩn hiệp ước trên, ngoài ra, nguồn tài trợ bổ sung đã được phân bổ “10 triệu USD để thực hiện các dự án nhằm giảm thời gian cần thiết cho một vụ thử hạt nhân, sửa đổi tương ứng đối với dự thảo ngân sách quốc phòng cho năm tài chính tiếp theo đã được thông qua tại Điện Capitol trong một cuộc họp kín”.

Báo Luận Cứ Tuần của Nga nói rằng thỏa thuận về giới hạn sức mạnh của các cuộc thử nghiệm dưới lòng đất ở mức 150 Kt, được Liên Xô và Hoa Kỳ ký vào năm 1974, có hiệu lực vào năm 1990.

Hơn nữa, Washington và Moscow đồng ý tuân theo lệnh cấm các vụ thử hạt nhân nói chung. Trung Quốc, nước đứng thứ hai trên thế giới về chi tiêu cho chương trình hạt nhân, hiện đang nhanh chóng săn lùng các đầu đạn và dự định bắt kịp các “thủ lĩnh” của câu lạc bộ hạt nhân (Nga và Mỹ) trong tương lai gần về mặt chiến lược.

Vào mùa thu năm ngoái, kho vũ khí của CHND Trung Hoa ước tính có đã có khoảng một nghìn đầu đạn hạt nhân.

Nguồn: [Link nguồn]

Đấu khẩu về nguồn gốc Covid-19, Trung Quốc đe doạ tăng vũ khí hạt nhân

"Trung Quốc cần tăng số lượng đầu đạn hạt nhân và chuẩn bị cho khả năng có thể giao chiến với Mỹ".

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Bình Nguyên ([Tên nguồn])
Vũ khí quân sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN