Armenia và Azerbaijan bất ngờ ngồi vào bàn đàm phán: Cái uy của "ông kẹ" Nga

Đang giao chiến quyết liệt, hôm 9.10, cả Armenia và Azerbaijan lại bất ngờ ngồi vào bàn đàm phán tìm kiếm hòa bình tại Moscow, sau lời kêu gọi của Tổng thống Nga Putin.

Chiến sự giữa Armenia và Azerbaijan có cơ hội tháo gỡ bằng nỗ lực hỏa giải của Nga (ảnh: Daily Mail)

Chiến sự giữa ArmeniaAzerbaijan có cơ hội tháo gỡ bằng nỗ lực hỏa giải của Nga (ảnh: Daily Mail)

Armenia và Azerbaijan đã đồng ý tổ chức cuộc đàm phán đầu tiên để ngừng bắn tại khu vực đang tranh chấp Nagorno-Karabakh.

Bộ Ngoại giao Nga hôm 9.10 cho biết, trong bối cảnh xung đột quân sự giữa hai nước ngày càng khốc liệt và không có dấu hiệu giảm bớt, Moscow đã ra mặt.

“Armenia và Azerbaijan đã xác nhận tham gia đàm phán cấp cao tại Moscow sau lời kêu gọi của Tổng thống Putin”, Maria Zakharova – phán ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga – phát biểu.

Trước khi Tổng thống Putin kêu gọi tổ chức đàm phán và ngừng bắn vì lý do nhân đạo, cả Armenia và Azerbaijan đang chiến đấu ác liệt để giành quyền kiểm soát Nagorno-Karabakh.

Quân đội 2 nước cáo buộc đối thủ bắn vào lãnh thổ của nhau, thậm chí là cả mục tiêu dân sự. Một số vũ khí sát thương diện rộng như tên lửa tầm ngắn, bom chùm, được cho là đã xuất hiện trên chiến trường.

Theo Điện Kremlin, ngoại trưởng Armenia và Azerbaijan đã được mời đến thủ đô Nga để chấm dứt tình trạng thù địch, mở ra cơ hội đàm phán hòa bình do Nga làm trung gian hòa giải.

Trước khi Tổng thống Putin kêu gọi đàm phán, Azerbaijan đã bác bỏ khả năng ngừng bắn với Armenia.

Khoảng 400 người đã thiệt mạng trong giao tranh, trong đó có cả thường dân.

Giao tranh đã khiến khoảng 1/2 dân số ở Nagorno-Karabakh phải rời bỏ nhà cửa, 90% trong số này là phụ nữ và trẻ em.

Điện Kremlin cho biết, sau một loạt cuộc gọi với Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan và Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev, ông Putin đã kêu gọi chấm dứt các hành động thù địch ở Karabakh.

Nga có căn cứ quân sự ở Armenia và có quan hệ tốt với Azerbaijan. Moscow cũng từng thể hiện sự không hài lòng khi Thổ Nhĩ Kỳ lên tiếng ủng hộ Azerbaijan trong cuộc chiến.

Ông Putin đã có cuộc nói chuyện với các nhà lãnh đạo của Armenia và Azerbaijan để tìm kiếm hòa bình (ảnh: Reuters)

Ông Putin đã có cuộc nói chuyện với các nhà lãnh đạo của Armenia và Azerbaijan để tìm kiếm hòa bình (ảnh: Reuters)

Tuyên bố của Thổ Nhĩ Kỳ làm dấy lên lo ngại rằng cuộc xung đột giữa Armenia và Azerbaijan có thể trở thành chiến tranh toàn diện. Ông Putin chắc chắn không muốn điều này xảy ra.

Nga duy trì tới 5.000 binh sĩ ở Armenia, điều mà hầu hết người Armenia chấp nhận để đảm bảo an ninh. Mặc dù đã đứng về phía Armenia trong suốt cuộc xung đột, Moscow cũng đã vun đắp quan hệ với Azerbaijan và là nhà cung cấp vũ khí hàng đầu cho cả hai bên.

Theo các chuyên gia, cả Armenia và Azerbaijan đều hiểu rằng, mọi giải pháp cho cuộc xung đột chỉ có thể đến với sự hỗ trợ của Nga

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã hoan nghênh nỗ lực của Nga nhằm chấm dứt giao tranh. Một thỏa thuận ngừng bắn giữa Armenia và Azerbaijan có thể được công bố vào hôm 10.10.

"Chúng tôi đang tiến tới một thỏa thuận đình chiến giữa Armenia và Azerbaijan. Tuy nhiên, nó vẫn còn khá mong manh", phát ngôn viên của Tổng thống Macron cho biết.

Nguồn: [Link nguồn]

Xung đột Armenia - Azerbaijan: Bất ngờ đạt kết quả tại cuộc đàm phán ở Nga

Giữa bối cảnh xung đột đang diễn ra giữa Armenia và Azerbaijan ở khu vực Nagorno-Karabakh, Ngoại trưởng các bên đã được...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Vương Nam – Daily Mail ([Tên nguồn])
Xung đột Armenia và Azerbaijan Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN