Ảnh: Nhìn lại những cuộc "đại di cư" khổ sở của dân TQ

Những cuộc “đại di cư” về quê ăn tết trong lịch sử Trung Quốc lúc nào cũng là một “cuộc chiến” với bất kì ai. Hãy cùng nhìn lại những ngày tháng gian truân quá khứ khi việc về quê ăn Tết đúng là “cực hình” với người Trung Quốc.

Những ngày này, người dân Trung Quốc đang hối hả về quê ăn Tết. Dù lưu lượng người về quê là rất đông nhưng các phương tiện giao thông đã tiện lợi hơn trước rất nhiều: máy bay, xe khách, tàu hỏa, hoặc đơn giản là xe máy.

Trước đây, phương tiện giao thông chủ yếu cho những người ở xa là tàu hỏa.

Ảnh: Nhìn lại những cuộc "đại di cư" khổ sở của dân TQ - 1

Người dân xếp hàng thành dãy dài chục cây số ở nhà ga Quảng Châu năm 1995. Đầu tuần trước, hơn 100.000 người đã mắc kẹt ở nhà ga Quảng Châu vì bão tuyết.

Ảnh: Nhìn lại những cuộc "đại di cư" khổ sở của dân TQ - 2

Hình ảnh thường xuất hiện nhất trong những cuộc “đại di cư” là các khu trại bán vé lưu động. Bức ảnh được chụp năm 1978 tại nhà ga Bắc Kinh cho thấy số lượng đông đảo khủng khiếp người về quê ăn Tết.

Ảnh: Nhìn lại những cuộc "đại di cư" khổ sở của dân TQ - 3

 Khu vực nhà chờ tạm tại nhà ga Quảng Châu năm 1992. Số lượng người quá lớn nên việc xây một khu vực chờ đúng nghĩa là rất tốn kém.

Ảnh: Nhìn lại những cuộc "đại di cư" khổ sở của dân TQ - 4

 Nhà vệ sinh nữ tại nhà ga Quảng Châu năm 1991. Chị em đang kiên nhẫn chờ đến lượt.

Ảnh: Nhìn lại những cuộc "đại di cư" khổ sở của dân TQ - 5

 Đoàn người ngồi đợi tàu ở nhà ga Tín Dương, tỉnh Hà Nam. Nhiều người Trung Quốc rời bỏ quê hương tới các thành phố lớn với ước vọng đổi đời.

Ảnh: Nhìn lại những cuộc "đại di cư" khổ sở của dân TQ - 6

Người dân mệt mỏi chờ đợi tại nhà ga Quảng Châu năm 1986. Thời điểm đó, quán café hay đồ ăn nhanh như KFC, Starbuck không hề tồn tại.

Ảnh: Nhìn lại những cuộc "đại di cư" khổ sở của dân TQ - 7

 Một người đàn ông chờ đợi lên tàu, phía trước là chiếc guitar anh mang về quê. Hình ảnh ghi nhận tại nhà ga Bắc Kinh năm 1996.

Ảnh: Nhìn lại những cuộc "đại di cư" khổ sở của dân TQ - 8

Nhà ga Bắc Kinh năm 1993. Chỉ những phụ nữ mang thai, trẻ em hoặc người già mới được nhân viên nhà ga phục vụ.

Ảnh: Nhìn lại những cuộc "đại di cư" khổ sở của dân TQ - 9

Nhân viên nhà ga dẫn khách vào tàu theo hàng đơn để tránh xô đẩy. Bức ảnh chụp năm 1984.

Ảnh: Nhìn lại những cuộc "đại di cư" khổ sở của dân TQ - 10

 Người bán hàng rong kiếm bộn nhờ bán hàng ở nhà ga. Hình ảnh năm 1975 trước thềm Tết Nguyên đán.

Ảnh: Nhìn lại những cuộc "đại di cư" khổ sở của dân TQ - 11

 Đám đông chuẩn bị lên tàu ở nhà ga Bắc Kinh năm 1993. Nhiều người có thể trốn vé nhờ cảnh lộn xộn này.

Ảnh: Nhìn lại những cuộc "đại di cư" khổ sở của dân TQ - 12

 Nhà ga Quảng Châu năm 1995, số khách lên tàu vượt xa số ghế. Để giải quyết vấn đề, nhà ga dùng thùng chở hàng để vận chuyển người.

Ảnh: Nhìn lại những cuộc "đại di cư" khổ sở của dân TQ - 13

 Người phụ nữ này tìm một cách khác “độc đáo” hơn để lên tàu giữa cảnh chen chúc khổ sở.

Ảnh: Nhìn lại những cuộc "đại di cư" khổ sở của dân TQ - 14

 Người dân dùng chăn quấn quanh cửa sổ để tránh gió trên chuyến tàu tới Trùng Khánh năm 2002.

Ảnh: Nhìn lại những cuộc "đại di cư" khổ sở của dân TQ - 15

Công nhân trên tàu năm 1999 trên đường về quê. Đôi khi, thành phố không phải là miền đất hứa như nhiều người lầm tưởng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Quang Minh - SH ([Tên nguồn])
Tết Nguyên đán 2016 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN