Ấn Độ phóng tàu vũ trụ với tham vọng "đặt chân" lên Mặt Trăng

Tàu vũ trụ Chandrayaan-3 của Ấn Độ đã được phóng lên không gian vào chiều 14/7 với sứ mệnh thám hiểm Mặt Trăng, bước tiến tiếp theo nhằm thực hóa tham vọng trở thành "siêu cường không gian" của nước này.

Hình ảnh tên lửa mang theo tàu vũ trụ Chandrayaan-3 được phóng chiều 14/7. Ảnh: ISRO

Hình ảnh tên lửa mang theo tàu vũ trụ Chandrayaan-3 được phóng chiều 14/7. Ảnh: ISRO

India Express đưa tin, tên lửa LVM3 của Tổ chức Nghiên cứu Vũ trụ Ấn Độ (ISRO) mang theo tàu vũ trụ Chandrayaan-3 đã được phóng từ trung tâm vũ trụ Satish Dhawan ở Sriharikota, bang Andhra Pradesh vào lúc 2h35 chiều 14/7 (giờ địa phương).

"Tên lửa LVM3 đã phóng thành công tàu vũ trụ Chandrayaan-3 lên quỹ đạo", ISRO tuyên bố trong một bài đăng trên Twitter.

Theo đúng kế hoạch, tàu vũ trụ Chandrayaan-3 dự kiến sẽ hạ cánh xuống bề mặt của Mặt Trăng vào ngày 23/8. Nếu Chandrayaan-3 hạ cánh thành công, Ấn Độ sẽ trở thành quốc gia thứ tư trên thế giới đưa tàu vũ trụ của mình hạ cánh an toàn trên bề mặt Mặt Trăng, sau Mỹ, Nga, Trung Quốc.

Việc phóng thành công tàu vũ trụ Chandrayaan-3 sẽ khẳng định vị thế của Ấn Độ trong cuộc đua chinh phục không gian. Ảnh: ISRO

Việc phóng thành công tàu vũ trụ Chandrayaan-3 sẽ khẳng định vị thế của Ấn Độ trong cuộc đua chinh phục không gian. Ảnh: ISRO

"Tàu vũ trụ Chandrayaan-3 đã viết một chương mới trong cuộc phiêu lưu không gian của Ấn Độ. Nó vút cao, nâng tầm ước mơ và hoài bão của mỗi người dân Ấn Độ. Thành tựu quan trọng này là minh chứng cho sự cống hiến không ngừng nghỉ của các nhà khoa học của chúng tôi", Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi chia sẻ trên Twitter.

Chandrayaan-3, có nghĩa là "phương tiện Mặt Trăng" trong tiếng Phạn, bao gồm một tàu đổ bộ cao 2m được thiết kế để triển khai một xe tự hành tại vị trí gần cực Nam của Mặt Trăng, với kế hoạch thực hiện hàng loạt thăm dò và thí nghiệm trong 2 tuần. 

Với vốn đầu tư khoảng 74 triệu USD, việc phóng thành công tàu vũ trụ Chandrayan-3 được coi là sứ mệnh lớn đầu tiên kể từ khi Ấn Độ thúc đẩy đầu tư hoạt động chinh phục không gian, đồng thời giúp nâng cao vị thế của Ấn Độ trong cuộc đua này. 

Trước đó, tàu vũ trụ Chandrayaan-2 của ISRO đã được phóng thành công lên quỹ đạo Trái Đất năm 2020, nhưng sau đó tàu đổ bộ và tàu tự hành của nó đã bị phá hủy trong một vụ tai nạn gần nơi mà Chandrayaan-3 dự kiến sẽ đáp xuống.

Nguồn: [Link nguồn]

Sau nhiều năm quay lưng, Mỹ trải thảm đỏ đón Thủ tướng Ấn Độ Modi

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi từng bị Mỹ xa lánh trong một thời gian. Ông bị Mỹ từ chối cấp thị thực vì vấn đề tôn giáo, bị cấm nhập cảnh Mỹ trong gần một thập kỷ.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Trung Anh ([Tên nguồn])
Tin tức Ấn Độ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN