5 điều nhiều người hiểu chưa đúng về đợt lây nhiễm Covid-19 tồi tệ nhất thế giới ở Ấn Độ

Ấn Độ là quốc gia ghi nhận số ca nhiễm Covid-19 trong ngày cao nhất thế giới. Các đài hóa thân hoạt động hết công suất trong khi các bệnh viện quá tải bệnh nhân dẫn đến một cuộc khủng hoảng y tế.

Nhân viên y tế Ấn Độ lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 hôm 3.5.

Nhân viên y tế Ấn Độ lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 hôm 3.5.

Nhưng cũng có những thông tin chưa chính xác lan truyền trong đợt lây nhiễm thứ hai này ở Ấn Độ, thậm chí còn được chấp nhận như sự thật.

Dưới đây là những quan điểm không đúng trong đợt lây nhiễm lần hai ở Ấn Độ, theo CNN.

Ngày càng có nhiều người trẻ nhiễm Covid-19?

Hôm 15.4, bộ trưởng Ấn Độ Arvind Kejriwal kêu gọi người dân hết sức cảnh giác với tình trạng lây nhiễm Covid-19, do số ca nhiễm đối với người trẻ ngày càng gia tăng.

Các bác sĩ cũng thông báo gặp nhiều trường hợp người trẻ bộc lộ triệu chứng hơn. Điều này dẫn đến những quan điểm cho rằng đợt lây nhiễm thứ hai ảnh hưởng lớn đến người trẻ.

Trên thực tế, các số liệu thống kê của chính phủ Ấn Độ cho thấy số ca nhiễm Covid-19 đối với người trẻ trong đợt dịch lần hai tương tự như đợt 1.

Trong đợt dịch đầu tiên, khoảng 31% bệnh nhân có độ tuổi dưới 30. Trong đợt dịch thứ hai, con số này chỉ tăng nhẹ, lên mức 32%. Tỉ lệ bệnh nhân ở độ tuổi 30-45 không tăng trong đợt lây nhiễm lần hai.

Người Ấn Độ xếp hàng chờ đến lượt tiêm vaccine Covid-19 ở Mumbai hôm 29.4.

Người Ấn Độ xếp hàng chờ đến lượt tiêm vaccine Covid-19 ở Mumbai hôm 29.4.

Các thanh thiếu niên có sức khỏe bình thường, ngay cả khi dương tính với Covid-19, cũng hầu như không cần đến sự trợ giúp của máy thở.

Các nhân viên y tế được tiêm vaccine đầy đủ có khả năng nhiễm Covid-19?

Không có vaccine nào trên thế giới đảm bảo 100% khả năng ngăn ngừa lây nhiễm. Một số kênh truyền thông địa phương ở Ân Độ đưa tin rằng, có một số bác sĩ có xét nghiệm dương tính với Covid-19 ngay cả khi đã tiêm vaccine đầy đủ.

Trên thực tế, các số liệu thống kê đã bác bỏ các mối lo ngại. Trong số 1,7 triệu người được tiêm đầy đủ Covaxin do Ấn Độ nghiên cứu và sản xuất, chỉ có 695 người cho kết quả dương tính, theo một nghiên cứu vào tháng 4, tức là chỉ tương đương 0,04%.

Với vaccine Covishield, phiên bản nội địa của vaccine AstraZeneca, số ca dương tính chỉ là 0,03%.

Đến ngày 1.5, Ấn Độ mới bắt đầu mở rộng chương trình tiêm chủng cho người trên 18 tuổi và các bác sĩ làm việc ở tuyến đầu.

Biến chủng kép là nguyên nhân khiến số ca nhiễm tăng vọt?

Biến chủng kép B1.1617 được phát hiện lần đầu tiên ở Ấn Độ vào ngày 24.3 đang được coi là một trong những nguyên nhân khiến quốc gia gần 1,4 tỷ dân chìm trong cuộc khủng hoảng Covid-19.

Trên thực tế, các nhà khoa học vẫn đang nghiên cứu về biến chủng này. Do đó, chưa có đầy đủ thông tin để kết luận rằng biến chủng B1.1617 gây nên số ca nhiễm tăng vọt.

Các chuyên gia tin rằng một quốc gia cần giải trình tự gene cho 5-10% tổng số mẫu thử nghiệm Covid-19 để đánh giá mức độ hoạt động của biến chủng đang lây lan. Tuy nhiên, theo tiến sĩ Ashish Jha, trưởng khoa Y tế Công cộng thuộc Đại học Brown, Ấn Độ hiện mới thực hiện được chưa tới 1%.

Một số nhà dịch tễ học Ấn Độ đã gợi ý rằng có mối tương quan giữa sự gia tăng các biến thể và sự gia tăng các trường hợp lây nhiễm. Nhưng cũng cần lưu ý rằng các biến thể khác cũng đang lây lan ở nước này, ví dụ như biến thể phát hiện ở Anh.

Thuật ngữ "biến chủng kép" dùng để chỉ biến thể có hai đột biến protein. Một trong những đột biến, được gọi là L452R, đã được tìm thấy trong các biến thể khác, tạo ra mức độ kháng miễn dịch nhất định. Đột biến thứ hai, được gọi là E484Q, có thể tương tự một đột biến khác được tìm thấy trong biến chủng phát hiện ở Nam Phi. Tuy nhiên, mang những đột biến này không nhất thiết có nghĩa là nó có thể lây truyền nhiều hơn hoặc gây chết người nhiều hơn - chúng ta chưa có thông tin cho điều này.

Chương trình tiêm chủng đại trà đang giúp ngăn ngừa lây nhiễm Covid-19?

Chương trình tiêm chủng của Ấn Độ là tâm điểm chỉ trích trong thời gian gần đây. Ấn Độ đã bắt đầu tiêm chủng đại trà cho người trên 18 tuổi kể từ ngày 1.5, nhưng số lượng vaccine sản xuất là không đủ so với nhu cầu.

Một điểm hỏa thiêu thi thể bệnh nhân Covid-19 ngoài trời tại Ấn Độ.

Một điểm hỏa thiêu thi thể bệnh nhân Covid-19 ngoài trời tại Ấn Độ.

Cho đến nay, chỉ 2% trong gần 1,4 tỷ người dân Ấn Độ được tiêm đầy đủ vaccine ngừa Covid-19, thấp hơn nhiều so với tỉ lệ 30% ở Mỹ.

Trên thực tế, dù Ấn Độ có đẩy nhanh chương trình tiêm chủng, các chuyên gia cho rằng tỉ lệ người tiêm vaccine phải lên tới 50-60% mới có tác động rõ rệt trong việc ngăn chặn các đợt lây nhiễm.

Nói cách khác, đợt lây nhiễm lần hai ở Ấn Độ xảy ra là điều khó tránh khỏi, do Ấn Độ là quốc gia đông dân và có hệ thống xã hội phức tạp.

Các lò hỏa táng hoạt động hết công suất gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng?

Riêng ở thủ đô New Delhi mỗi ngày ghi nhận hơn 600 thi thể người nhiễm Covid-19 được hỏa táng. Các lò hỏa thiêu hoạt động hết công suất ngay cả vào ban đêm.

Điều này dẫn đến lo ngại về ô nhiễm do khói bụi liên tục phát thải ra môi trường.

Theo CNN, một số khu vực ở New Delhi đã thông báo mức độ ô nhiễm không khí đợt lây nhiễm thứ hai. Việc hỏa táng liên tục phần nào gây ảnh hưởng đến chất lượng không khí.

Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng, các lò hỏa táng ngoài trời bằng gỗ, thải ra một lượng nhỏ khí carbon monoxide và các chất ô nhiễm khác.

Nhưng đây không phải vấn đề đáng báo động vì đợt lây nhiễm lần hai sẽ sớm được kiểm soát. Ngoài ra, ô nhiễm không khí luôn là vấn đề nhức nhối ở Ấn Độ, do nhiều nguyên nhân và chưa có phương án giải quyết triệt để.

Nguồn: [Link nguồn]

Ấn Độ không còn là điểm nóng Covid-19 duy nhất trên thế giới

Một năm trước, khi đại dịch Covid-19 vẫn còn ở giai đoạn ban đầu, người đứng đầu Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - CNN ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN