15 tỷ mét khối LNG từ Mỹ giúp châu Âu "tự do khí đốt": Cái giá thực sự phải trả là gì?

Trong khi Liên minh châu Âu (EU) “quay lưng” với Nga và tìm tới Mỹ để nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG), nhiều chuyên gia cho rằng cái giá phải trả sẽ không hề rẻ.

 Một tàu chở khí tự nhiên hóa lỏng lênh đênh trên biển (ảnh: DW)

 Một tàu chở khí tự nhiên hóa lỏng lênh đênh trên biển (ảnh: DW)

Hôm 25.3, Mỹ và EU công bố thỏa thuận cung cấp khí tự nhiên hóa lỏng nhằm giảm sự phụ thuộc của châu Âu vào nguồn khí đốt Nga. Theo đó, trong năm 2022, Mỹ sẽ xuất khẩu 15 tỷ mét khối LNG cho EU. Một ủy ban đặc trách sẽ được Mỹ và EU thành lập để đảm bảo kế hoạch này. Đến năm 2030, Mỹ đặt mục tiêu cung cấp cho EU 50 tỷ mét khối LNG/năm.

Một số tờ báo phương Tây đã ca ngợi thỏa thuận trên sẽ giúp châu Âu đạt được “khí đốt tự do” và giảm đáng kể sự phụ thuộc vào năng lượng của Nga. “Khí đốt tự do” (freedom gas) là cụm từ Bộ Năng lượng Mỹ dưới thời cựu Tổng thống Trump để nói về khí đốt hóa lỏng mà Mỹ xuất khẩu ra thế giới. Với kế hoạch “khí đốt tự do”, Mỹ tuyên bố trao cho những đồng minh ở châu Âu “nguồn năng lượng sạch với giá cả phải chăng”.

Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng, 15 tỷ mét khối LNG Mỹ đang “bơm” sang EU không hề sạch.

Theo DW (báo Đức), khí đốt hóa lỏng của Mỹ phần lớn có nguồn gốc từ các mỏ đá phiến nằm sâu dưới lòng đất. Để khai thác khí đốt hóa lỏng từ các mỏ này, Mỹ phải sử dụng kỹ thuật “thủy lực cắt phá”.

Biện pháp này sử dụng áp suất chất lỏng, làm nứt các tầng đá dưới sâu mặt đất. Qua đó, khai mở những khoáng chất (dầu mỏ, khí đốt) vốn bị nén chặt. Do sử dụng các hỏa chất gây ô nhiễm nước ngầm trong quá trình khai thác, kỹ thuật “thủy lực cắt phá” đã bị cấm sử dụng ở hầu hết các nước châu Âu.

“Chúng tôi đã nghĩ rằng châu Âu sẽ có nguồn năng lượng sạch, nhưng thực ra lại đang lái xe tới vực thẳm”, Andy Gheorghiu – nhà vận động bảo vệ môi trường và chống rò rỉ khí đốt tại Đức – nhận xét về thỏa thuận cung cấp LNG của Mỹ.

Việc châu Âu nhập khẩu LNG của Mỹ bị giới chuyên gia đánh giá là không phải cách tốt để thay thế khí đốt Nga (ảnh: DW)

Việc châu Âu nhập khẩu LNG của Mỹ bị giới chuyên gia đánh giá là không phải cách tốt để thay thế khí đốt Nga (ảnh: DW)

Ông Murray Worthy – lãnh đạo chiến dịch phản đối khai thác thuỷ lực và khí đốt tại Global Witness – cho rằng, thỏa thuận bán 15 tỷ mét khối LNG sẽ đẩy Mỹ và EU và “con đường sai lầm và nguy hiểm”

“Việc xây dựng cơ sở hạ tầng để nhập khẩu LNG đồng nghĩa với việc EU sẽ tiếp tục sử dụng nhiên liệu phá hủy môi trường trong nhiều năm nữa”, ông Murray Worthy lo ngại.

Theo các nhà hoạt động vì môi trường, LNG gây ảnh hưởng xấu tới khí đốt vì thải ra lượng khí metan cao. Nguy cơ gây hiệu ứng nhà kính của khí metan cao gấp 85 lần khí CO2.

Theo DW, 15 tỷ mét khối LNG Mỹ “bơm” sang châu Âu chỉ đáp ứng được 1/3 nhu cầu tiêu thụ khí đốt của Đức trong năm 2022. Điều này cho thấy LNG không đủ để giúp bảo đảm an ninh năng lượng nhưng lại gây hậu quả lâu dài về môi trường.

“Nếu châu Âu muốn loại bỏ khí đốt Nga, lựa chọn duy nhất họ có thể làm là loại bỏ hoàn toàn việc sử dụng khí đốt chứ không phải là thay thế bằng LNG của Mỹ”, ông Murray Worthy nhận xét.

Nguồn: [Link nguồn]

Diễn biến mới đáng chú ý ở Ukraine

Theo thông báo của quân đội Ukraine, tính đến 6 giờ sáng ngày 4.4 (giờ địa phương), Nga đã điều thêm 60.000 binh sĩ tham chiến.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Vương Nam – DW ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN