Nóng tuần qua: Đề xuất mở chiến dịch làm sạch "sân chơi" kiếm tiền nóng nhất hiện nay

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) có văn bản gửi tới Bộ Tài chính và Thanh tra Bộ Tài chính về việc cần mở chiến dịch làm sạch thị trường chứng khoán.

VAFI đề xuất thanh tra HoSE

Theo VAFI, sàn HoSE đang không chỉ yếu kém về quản lý công nghệ thông tin mà còn yếu kém về công tác quản lý giám sát thị trường. Hiệp hội này đặt câu hỏi tại sao đã qua 20 năm vận hành phần mềm giao dịch do Sở giao dịch chứng khoán Thái Lan cung cấp mà sàn HoSE không thể làm chủ công nghệ vận hành?

Cần thanh tra tình trạng các cổ phiếu rác, thực chất là không đủ tiêu chuẩn niêm yết tại sàn HoSE

Cần thanh tra tình trạng các cổ phiếu rác, thực chất là không đủ tiêu chuẩn niêm yết tại sàn HoSE

Bên cạnh đó, thanh tra cũng nên tìm hiểu xem chất lượng nhà thầu thường xuyên bảo quản hệ thống giao dịch tại HoSE ra sao, có lẽ họ không làm chủ được công nghệ vận hành nên mỗi lần có sự cố thì không giải quyết được?

“Một đại diện có thẩm quyền của FPT công bố có thể sữa chữa được tình trạng nghẽn lệnh tại sàn HoSE từ hệ thống phần mềm do Thái Lan cung cấp. Vấn đề đặt ra là tại sao ban lãnh đạo HoSE không lựa chọn những đơn vị mạnh về công nghệ thông tin để làm nhà thầu bảo quản hệ thống giao dịch?”, VAFI đặt câu hỏi.

Theo đề xuất của VAFI, cần thanh tra tình trạng các cổ phiếu rác, thực chất là không đủ tiêu chuẩn niêm yết tại sàn HoSE nhưng được lựa chọn vào chỉ số VN30 trong 6 năm từ 2014 đến 2020. Những cổ phiếu kém chất lượng này có đủ chiêu trò làm giá, thổi giá, thổi vốn điều lệ nhưng không bị ngăn cản phát hiện từ Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, từ HoSE.

Kinh tế Việt Nam chống chịu tốt trong đợt bùng phát dịch thứ 4

Theo báo cáo Cập nhật tình hình kinh tế vĩ mô Việt Nam tháng 6 của Ngân hàng Thế giới (WB), đợt bùng phát dịch Covid-19 thứ tư làm số ca nhiễm tăng mạnh nhất kể từ khi đại dịch bùng phát ở Việt Nam năm ngoái, khiến Chính phủ phải thực hiện các biện pháp hạn chế di chuyển cứng rắn hơn, kể cả ở các trung tâm đô thị lớn và một số khu công nghiệp.

Vị thế kinh tế đối ngoại của Việt Nam giảm nhẹ trong tháng 5 do kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và cam kết vốn FDI giảm lần lượt 6,7% và 20% so với tháng 4.

Ngân sách thặng dư trong 5 tháng đầu năm do thu ngân sách tăng 15,2%.

Ngân sách thặng dư trong 5 tháng đầu năm do thu ngân sách tăng 15,2%.

Giá cả trong nước tăng 0,3% (so với tháng trước) do giá hàng hóa toàn cầu tăng trong khi tín dụng tăng trưởng với tốc độ chậm hơn do hoạt động kinh tế suy yếu và lãi suất liên ngân hàng tăng nhẹ.

Ngân sách thặng dư trong 5 tháng đầu năm do thu ngân sách tăng 15,2% (so với cùng kỳ năm trước) trong khi tổng chi ngân sách giảm 3,7% (so với cùng kỳ năm trước) do tiến độ thực hiện chương trình đầu tư công chậm lại rõ rệt.

Thêm một hãng hàng không Việt thử nghiệm hộ chiếu sức khỏe

Ông Đinh Việt Phương, Phó tổng giám đốc thường trực của Vietjet Air, cho biết hãng tham gia thử nghiệm ứng dụng chứng nhận sức khỏe số IATA Travel Pass của Hiệp hội Vận tải hàng không quốc tế (IATA) cho hoạt động hàng không quốc tế.

Việc thử nghiệm và tiến tới áp dụng hộ chiếu sức khỏe chuẩn IATA sẽ giúp Vietjet Air nối lại các đường bay quốc tế trong tương lai gần.

Tính tới 10/6, đã có hai hãng hàng không Việt là Vietnam Airlines và Vietjet Air tham gia thử nghiệm hộ chiếu sức khỏe IATA Travel Pass.

Hộ chiếu sức khỏe IATA Travel Pass có thể coi là chìa khóa mở cửa biên giới, tạo điều kiện cho hành khách đi lại thuận lợi giữa các quốc gia đồng thời đáp ứng mọi yêu cầu nhập cảnh của cơ quan chức năng và chính phủ tại điểm đến.

Đã gia hạn hơn 21.000 tỷ đồng tiền thuế, thuê đất cho doanh nghiệp

Sau hơn một tháng triển khai Nghị định 52, đến hết tháng 5, số tiền thuế và tiền thuê đất được gia hạn cho các doanh nghiệp, hộ kinh doanh ước tính đạt hơn 21.000 tỷ đồng.

Cụ thể, số tiền thuế giá trị gia tăng (GTGT) đã được gia hạn là 10.600 tỷ đồng, thuế thu nhập doanh nghiệp là 6.000 tỷ đồng, tiền thuê đất là 4.100 tỷ đồng. Còn số tiền thuế GTGT và thu nhập cá nhân của hộ kinh doanh đã được gia hạn là 300 tỷ đồng.

Như vậy, sau hơn một tháng triển khai Nghị định 52, số tiền thuế và tiền thuê đất được gia hạn cho các doanh nghiệp, hộ kinh doanh mới đạt hơn 18% tổng số tiền dự kiến (115.000 tỷ đồng).

Thu ngân sách 5 tháng cao kỷ lục

Theo báo cáo mới nhất của Bộ Tài chính về tình hình thu chi ngân sách Nhà nước, dù nền kinh tế vẫn chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 những tháng đầu năm nhưng tổng số thu ngân sách giai đoạn này vẫn đạt mức cao kỷ lục về cả số thu và tỷ lệ thu so với dự toán.

Cụ thể, tính riêng tháng 5 vừa qua, tổng thu ngân sách Nhà nước đã đạt 98.600 tỷ đồng, giảm mạnh so với mức thu 2 tháng liền trước đó (đều đạt trên 100.000 tỷ đồng). Tuy nhiên, so với cùng kỳ năm trước, số này đã tăng hơn 40%.

Trong tháng, tổng số thu nội địa ước đạt 75.900 tỷ đồng; thu từ dầu thô đạt 3.500 tỷ; và thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu là 19.100 tỷ đồng.

Tính trong 5 tháng đầu năm, tổng thu ngân sách Nhà nước đạt 667.900 tỷ đồng, hoàn thành 49,7% dự toán và tăng 15,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, thu ngân sách trung ương ước đạt 347.000 tỷ, hoàn thành 46,9% dự toán và thu ngân sách địa phương đạt 320.900 tỷ đồng, tương đương 53,1% dự toán.

Nguồn: [Link nguồn]

Taxi truyền thống thoi thóp tìm “phao cứu sinh” giữa tâm dịch Covid-19

“Cơn bão” Covid-19 liên tục càn quét khiến nhiều doanh nghiệp taxi rơi vào cảnh khốn đốn, ngập chìm trong thua lỗ.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thiên Lý ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN