'Vựa rau' lớn nhất Hà Nội xác xơ sau bão

Sự kiện: Mưa lũ sau bão Yagi

Trải qua nhiều ngày mưa gió liên tục, những thửa ruộng canh tác rau củ của bà con huyện Mê Linh (Hà Nội) trở nên xơ xác mặc dù đã được che phủ nilon, sản lượng rau giảm mạnh, người dân phải tranh thủ thu hoạch sớm. 

Do ảnh hưởng của bão và hoàn lưu bão Yagi, nhiều khu vực tại Hà Nội xảy ra mưa lớn kéo dài. Tình trạng ngập úng cục bộ, ảnh hưởng trực tiếp đến hoa màu của người nông dân.

Do ảnh hưởng của bão và hoàn lưu bão Yagi, nhiều khu vực tại Hà Nội xảy ra mưa lớn kéo dài. Tình trạng ngập úng cục bộ, ảnh hưởng trực tiếp đến hoa màu của người nông dân.

Huyện Mê Linh được xem là vựa rau lớn nhất nhì Hà Nội, đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo nguồn cung ứng mặt hàng này cho thị trường tiêu thụ rau xanh ở Thủ đô.

Huyện Mê Linh được xem là vựa rau lớn nhất nhì Hà Nội, đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo nguồn cung ứng mặt hàng này cho thị trường tiêu thụ rau xanh ở Thủ đô.

Ghi nhận tại khu vực trồng rau xã Tiền Phong và xã Nam Hồng (huyện Mê Linh), nhiều diện tích trồng rau bị dập nát, hư hỏng.

Ghi nhận tại khu vực trồng rau xã Tiền Phong và xã Nam Hồng (huyện Mê Linh), nhiều diện tích trồng rau bị dập nát, hư hỏng.

Bà Đỗ Thị Cảnh (52 tuổi, xã Tiền Phong) cho biết ngoài canh tác rau ở xã thì gia đình bà có thuê thêm 2 sào tại xã Nam Hồng để canh tác trồng cải ngọt. Theo bà Cảnh, bình thường mỗi sào có thể cho thu hoạch từ 7-8 tạ một vụ nhưng đợt này mưa lũ nhiều mỗi sào chỉ cho thu hoạch khoảng 2 tạ. Khu vực này thì không ngập nhưng gió tạt mạnh cây tan tác hết, thêm vào đó mưa to nhiều ngày, đất úng nên chúng tôi phải tranh thủ thu hoạch sớm để "vớt vát" được tí nào hay tí đó chứ thực ra lứa này phải 1 tuần nữa mới thu hoạch được", bà Cảnh cho hay.

Bà Đỗ Thị Cảnh (52 tuổi, xã Tiền Phong) cho biết ngoài canh tác rau ở xã thì gia đình bà có thuê thêm 2 sào tại xã Nam Hồng để canh tác trồng cải ngọt. Theo bà Cảnh, bình thường mỗi sào có thể cho thu hoạch từ 7-8 tạ một vụ nhưng đợt này mưa lũ nhiều mỗi sào chỉ cho thu hoạch khoảng 2 tạ. Khu vực này thì không ngập nhưng gió tạt mạnh cây tan tác hết, thêm vào đó mưa to nhiều ngày, đất úng nên chúng tôi phải tranh thủ thu hoạch sớm để "vớt vát" được tí nào hay tí đó chứ thực ra lứa này phải 1 tuần nữa mới thu hoạch được", bà Cảnh cho hay.

Bà Nguyễn Thị Hợp (xã Tiền Phong, huyện Mê Linh) cho biết, gia đình bà đợt này canh tác khoảng 3 sào ở khu vực này, những cũng bị hư hỏng gần hết, hôm trước tranh thủ đi ra đồng thu hoạch vội vớt vát được vài tạ, để sang hôm nay ra đã hỏng hết không thu hoạch được gì nên bà đi cắt thuê cho nhà người khác. "Giá rau xanh tại vườn chúng tôi bán đợt này tăng so với các đợt trước. Bình thường rau được mùa, chúng tôi bán chỉ được khoảng 1.500 - 2.000 đồng/kg, đợt nào hơn thì khoảng 5.000 - 6.000 đồng. Riêng đợt này giá rau lên đến 10.000 đồng/kg, hôm 11/9 đạt đỉnh là 14.000 - 15.000 đồng/kg" - bà Hợp cho biết.

Bà Nguyễn Thị Hợp (xã Tiền Phong, huyện Mê Linh) cho biết, gia đình bà đợt này canh tác khoảng 3 sào ở khu vực này, những cũng bị hư hỏng gần hết, hôm trước tranh thủ đi ra đồng thu hoạch vội vớt vát được vài tạ, để sang hôm nay ra đã hỏng hết không thu hoạch được gì nên bà đi cắt thuê cho nhà người khác. "Giá rau xanh tại vườn chúng tôi bán đợt này tăng so với các đợt trước. Bình thường rau được mùa, chúng tôi bán chỉ được khoảng 1.500 - 2.000 đồng/kg, đợt nào hơn thì khoảng 5.000 - 6.000 đồng. Riêng đợt này giá rau lên đến 10.000 đồng/kg, hôm 11/9 đạt đỉnh là 14.000 - 15.000 đồng/kg" - bà Hợp cho biết.

Theo các hộ trồng rau, hạt giống bây giờ đắt gấp 3 lần trước kia, bình thường mua hạt giống chỉ khoảng 15.000 đồng/gói nhưng những giống này lại có giá lên đến 65.000 đồng/gói, một sào vãi hết 3 gói hạt. Còn chưa kể các chi phí thuốc, phân bón, thuê người làm. "Những đợt như thế này làm chỉ lỗ thôi, không thể lãi được", bà Cảnh chia sẻ.

Theo các hộ trồng rau, hạt giống bây giờ đắt gấp 3 lần trước kia, bình thường mua hạt giống chỉ khoảng 15.000 đồng/gói nhưng những giống này lại có giá lên đến 65.000 đồng/gói, một sào vãi hết 3 gói hạt. Còn chưa kể các chi phí thuốc, phân bón, thuê người làm. "Những đợt như thế này làm chỉ lỗ thôi, không thể lãi được", bà Cảnh chia sẻ.

Tại các thửa ruộng cây còn nhỏ, người nông dân cũng đang phải đi nhổ bớt những cây dập, yếu để tạo không gian phát triển cho những cây khỏe mạnh. "Cứ tỉa thế này thôi còn không biết có sống được không", bà Thành chia sẻ.

Tại các thửa ruộng cây còn nhỏ, người nông dân cũng đang phải đi nhổ bớt những cây dập, yếu để tạo không gian phát triển cho những cây khỏe mạnh. "Cứ tỉa thế này thôi còn không biết có sống được không", bà Thành chia sẻ.

'Vựa rau' lớn nhất Hà Nội xác xơ sau bão - 8

'Vựa rau' lớn nhất Hà Nội xác xơ sau bão - 9

Nhiều loại cây củ quả rụng tan tác sau đợt gió bão vừa qua, ảnh hưởng lớn đến chất lượng, sản lượng nông sản thu được của người dân.

Nhiều loại cây củ quả rụng tan tác sau đợt gió bão vừa qua, ảnh hưởng lớn đến chất lượng, sản lượng nông sản thu được của người dân.

Tại xã Tiền Phong, rau được trồng quanh năm và thời gian thu hoạch ngắn. Đối với cải ngọt chỉ cần 30 - 35 ngày là có thể thu hoạch được, còn su hào khoảng 75 ngày, bắp cải khoảng 90 ngày... Trung bình mỗi năm, bà con gieo trồng được 4-5 lứa rau. Vào các ngày bình thường trung bình các "vựa rau" của Mê Linh cung ứng cho các thị trường từ 150 - 200 tấn rau an toàn.

Tại xã Tiền Phong, rau được trồng quanh năm và thời gian thu hoạch ngắn. Đối với cải ngọt chỉ cần 30 - 35 ngày là có thể thu hoạch được, còn su hào khoảng 75 ngày, bắp cải khoảng 90 ngày... Trung bình mỗi năm, bà con gieo trồng được 4-5 lứa rau. Vào các ngày bình thường trung bình các "vựa rau" của Mê Linh cung ứng cho các thị trường từ 150 - 200 tấn rau an toàn.

Không chỉ tiêu thụ ổn định trên địa bàn Hà Nội, sản phẩm nông sản của bà con huyện Mê Linh mà còn được đưa đi tiêu thụ ở nhiều địa phương khác, như: Hải Dương, Hải Phòng, Bắc Ninh, Hưng Yên, Thanh Hóa, Nghệ An…

Không chỉ tiêu thụ ổn định trên địa bàn Hà Nội, sản phẩm nông sản của bà con huyện Mê Linh mà còn được đưa đi tiêu thụ ở nhiều địa phương khác, như: Hải Dương, Hải Phòng, Bắc Ninh, Hưng Yên, Thanh Hóa, Nghệ An…

Nguồn: [Link nguồn]

Sau khi bão tan, Cục QLTT tỉnh Quảng Ninh đã chủ động triển khai nhiều biện pháp kiểm tra, giám sát thị trường, nhằm ngăn chặn hành vi "găm" hàng, tăng giá bất hợp lý, đảm bảo cung ứng đầy đủ các mặt hàng thiết yếu cho nhân dân

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Lâm Thuỳ Dương ([Tên nguồn])
Mưa lũ sau bão Yagi Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN