Việt Nam “mở cửa” cho ngô biến đổi gen

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát vừa ký quyết định cấp Giấy xác nhận cho 4 sự kiện (giống) ngô biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, bao gồm: MON 89034 và NK603 của Cty TNHH Dekalb Việt Nam (Monsanto); Bt 11 và MIR162 của Cty TNHH Syngenta Việt Nam.

Quyết định cấp Giấy xác nhận này được ban hành sau quá trình xem xét và được chấp thuận bởi Hội đồng An toàn Thực phẩm và thức ăn chăn nuôi biến đổi gen. 

Đây được xem là một bước tiến trong quá trình hiện đại hóa nông nghiệp Việt Nam và giúp nông dân sớm tiếp cận với các tiến bộ nông nghiệp hàng đầu thế giới. Cây trồng biến đổi gen là thành tựu khoa học của nhân loại, đã được chứng minh mang lại những tác động tích cực đối với kinh tế, xã hội và môi trường và đặc biệt là nâng cao lợi ích cho người nông dân.

Việt Nam “mở cửa” cho ngô biến đổi gen - 1

Ngô biến đổi gen đảm bảo an toàn thực phẩm

Quyết định này cũng phù hợp với chiến lược tái cơ cấu ngành nông nghiệp và giảm bớt gánh nặng nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, trong 6 tháng đầu năm 2014, Việt Nam phải nhập khẩu 856 nghìn tấn đậu tương, giá trị 504 triệu USD, tăng 25,8% về lượng và 22,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2013; khối lượng nhập khẩu ngô là 2,33 triệu tấn, giá trị nhập khẩu 599 triệu USD, tăng gấp 2,4 lần về lượng và 87,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2013. 

Theo dự báo của Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT), nhiều khả năng đến hết năm nay, nước ta sẽ nhập khẩu đến trên 4,5 triệu tấn ngô (chiếm 2/3 nhu cầu), mất khoảng hơn 1 tỷ USD.

Tuy nhiên, các giống ngô này sau khi được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm và thức ăn chăn nuôi cần phải được cấp giấy chứng nhận An toàn sinh học của Bộ TN&MT trước khi đưa vào sản xuất trong nước.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Minh Ngọc (Báo Tiền Phong)
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN