Trúng đấu giá biển số đẹp, người mua “bỏ kèo”, xử lý sao?

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Luật sư Hà Thị Khuyên cho biết, trường hợp người trúng đấu giá biển số đẹp không hoàn thành nghĩa vụ tài chính thì trong vòng 15 ngày kết quả trúng đấu giá bị hủy theo quy định.

Thông tin từ Công ty Đấu giá hợp danh Việt Nam, tính đến chiều 20/9, đã có 3 người trúng đấu giá biển số ô tô "siêu đẹp" trong phiên đấu giá hôm 15/9 đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính.

Cụ thể, chủ nhân các biển số ô tô đã hoàn thành việc nộp tiền trúng đấu giá là: Biển 99A-666.66 (giá trúng đấu giá là 4,27 tỷ đồng); biển 43A-799.99 (giá trúng đấu giá 1,16 tỷ đồng) và biển số 15K-188.88 (giá trúng đấu giá 650 triệu đồng).

Như vậy, vẫn còn 8 biển số ô tô “siêu đẹp” gồm: 51K-888.88; 31K-555.55; 30K-567.89; 36A-999.99; 98A-666.66; 19K-555.55; 65A-399.99; 47A-599.99 chưa được người trúng đấu giá hoàn thành nghĩa vụ tài chính.

Hiện dư luận đang đặt câu hỏi, trường hợp trúng đấu giá biển số đẹp, người mua “bỏ kèo”, xử lý sao?

Biển số ô tô 51K-888.88 được đấu giá thành công với mức tiền hơn 32 tỷ đồng. 

Biển số ô tô 51K-888.88 được đấu giá thành công với mức tiền hơn 32 tỷ đồng. 

Trao đổi với PV Báo Tri thức và Cuộc sống, luật sư Hà Thị Khuyên - Trưởng Văn phòng Luật sư Nhân Chính (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) - cho biết, ngày 26/6/2023, Chính phủ ban hành Nghị định 39/2023/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Nghị quyết 73/2022/QH15 về thí điểm đấu giá biển số xe ô tô.

Đối tượng tham gia đấu giá theo quy định tại khoản 1 Điều 3, Nghị định 39/2023/NĐ-CP và nộp tiền đặt trước cho tổ chức đấu giá tài sản theo quy định tại khoản 2 Điều 3, Nghị quyết 73/2022/QH15. Tổ chức, cá nhân đăng ký tham gia đấu giá tự chịu trách nhiệm về tính chính xác, tính trung thực việc kê khai thông tin để đăng ký tham gia đấu giá.

Tiền đặt trước được gửi vào một tài khoản thanh toán riêng của tổ chức đấu giá tài sản mở tại ngân hàng kể từ khi đăng ký tham gia cho đến trước thời điểm tổ chức đấu giá 03 ngày. Trường hợp trúng đấu giá, tiền đặt trước được chuyển vào tài khoản chuyên thu của Bộ Công an để nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định.

Việc xử lý tiền đặt trước trong các trường hợp cụ thể được thực hiện theo quy định tại Điều 39, Luật Đấu giá tài sản 2016. Cụ thể, tại điểm đ, khoản 6 Điều 39 quy định người tham gia đấu giá sẽ không được nhận lại tiền đặt cọc nếu từ chối kết quả trúng đấu giá.

 Luật sư Hà Thị Khuyên - Trưởng Văn phòng Luật sư Nhân Chính (Đoàn Luật sư TP Hà Nội).

 Luật sư Hà Thị Khuyên - Trưởng Văn phòng Luật sư Nhân Chính (Đoàn Luật sư TP Hà Nội).

Luật sư Khuyên cho biết, theo Điều 16, Nghị định 39 thì trong vòng 15 ngày kể từ ngày thông báo kết quả trúng đấu giá, người trúng đấu giá phải nộp đầy đủ số tiền nộp trúng đấu giá sau khi đã trừ đi số tiền đã đặt trước.

Trường hợp người trúng đấu giá không hoàn thành nghĩa vụ tài chính thì kết quả trúng đấu giá bị hủy theo quy định tại điểm a, khoản 3, Điều 19, Nghị định 39 do “Người trúng đấu giá không nộp đủ tiền trúng đấu giá trong thời hạn quy định tại Điều 16 Nghị định này”.

Đây cũng có thể được xem là trường hợp từ chối kết quả đấu giá theo quy định điểm đ, khoản 6 Điều 39 Luật Đấu giá năm 2016 khi đó người trúng đấu giá không được nhận lại số tiền đặt cọc đấu giá trước đó đã nộp.

Số tiền đặt cọc này được nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định tại khoản 4 Điều 19 Nghị định 39 “Biển số xe ô tô trúng đấu giá được đưa ra đấu giá lại; số tiền đặt trước, số tiền trúng đấu giá mà người trúng đấu giá đã nộp không được hoàn trả lại và được nộp vào ngân sách nhà nước trong các trường hợp quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều này”.

Nguồn: [Link nguồn]

11 biển số ô tô siêu đẹp sẽ được đấu giá trước ngày 16/9

Công ty Đấu giá hợp danh Việt Nam (VPA) vừa ra Thông báo 06/2023/TB-VPA gửi khách hàng về việc đấu giá trực tuyến biển số xe ô tô phiên đấu giá thứ nhất.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Khánh Hoài ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN