Trăn trở nỗi lo tìm đầu ra cho cà phê sạch

Sự kiện: Kinh Doanh

Quyết định trồng cà phê “sạch”, nhiều người nông dân phải đối mặt với cảnh sản lượng giảm mà mức giá thu mua cũng chẳng cao hơn được là bao.

Sau khi tốt nghiệp đại học Công nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh, anh Võ Quang Bé (Lâm Đồng) trở về quê, quyết định khởi nghiệp với cây cà phê. Vốn xuất thân trong một gia đình có thâm niên trồng cà phê 25 năm, anh Bé chọn phát triển sản phẩm phê theo hướng hữu cơ, hạn chế sử dụng thuốc diệt cỏ, thuốc bảo vệ thực vật trong quá trình trồng trọt chăm sóc. Anh cho biết, đây là một thử thách lớn: “Không những chăm sóc cần nhiều thời gian công sức mà sản lượng cafe thu được chỉ bằng 1 phần 2 so với phương pháp cách canh tác thông thường.

Sản lượng thấp hơn nhưng tìm đầu ra lại chẳng dễ dàng, anh Bé phải đi chào hàng tại các quán cà phê ở Lâm Đồng, Thành Phố Hồ Chí Minh, bán lẻ sản phẩm để từ từ làm thị trường, giúp người dùng quen với sản phẩm cà phê hữu cơ. Dù sản lượng sụt giảm, nhưng giá cà phê anh bán ra cũng chỉ tương đương với cà phê được trồng theo phương pháp canh tác thông thường.

Trăn trở nỗi lo tìm đầu ra cho cà phê sạch - 1

Việc hạn chế sử dụng chất hoá học trong trồng cà phê sẽ dẫn đến việc sản lượng bị giảm 

Anh Võ Quang Bé chia sẻ bản thân những người trồng cà phê theo hướng hữu cơ hoá gặp rất nhiều khó khăn, vì phía người tiêu dùng vẫn chưa quen thậm chí không phân biệt được sự khác biệt giữa sản phẩm cà phê được canh tác theo hướng hữu cơ hoá và canh tác thông thường. 

Không khó kiếm đầu ra nhưng phải đảm bảo số lượng

Lạc quan hơn anh Võ Quang Bé, anh Nguyễn Hữu Duy, người cũng có kinh nghiệm nhiều năm trong việc phát triển thương hiệu cà phê hữu cơ cho biết, người dùng đang ngày càng ý thức hơn trong việc sử dụng nông phẩm sạch trong đó có cà phê. Trên thị trường hiện này, cũng có nhiều bên thu mua sẵn sàng trả giá cao cho sản phẩm cà phê sạch, cà phê hữu cơ.

Anh Duy cho biết: “Cà phê sạch hiện nay, chỉ cần cải thiện ở khâu thu hoạch sơ chế thì giá trị đã được đẩy lên 20%- 50% so với giá thị trường. Nhu cầu hiện nay của các doanh nghiệp trong việc thu mua cà phê dạng này cũng rất lớn”

Tuy nhiên anh Duy cũng thừa nhận khó khăn của các hộ nông dân là tính manh mún, nhỏ lẻ: “Với một hộ nông dân, chỉ có khoảng 1 – 2 hecta với sản lượng 3-6 tấn/năm thì quá ít để các doanh nghiệp hợp tác. Đơn vị muốn mua để rang hoặc xuất khẩu thì nhu cầu lên tới cả trăm tấn.”

Làm thương hiệu, câu chuyện không dễ

Tự xây dựng thương hiệu, làm nhãn mác cho chính sản phẩm của mình để tìm đầu ra là phương pháp mà nhiều bạn trẻ lựa chọn khi quyết định lập nghiệp với cây cà phê hoặc các loại nông sản khác. Tuy nhiên với quy mô nhỏ lẻ, cũng như sự hạn chế về nguồn lực mà câu chuyện làm thương hiệu thực sự không hề đơn giản.

Anh Võ Quang Bé chia sẻ: “Đó là những khó khăn về nguồn lực con người, nguồn lực tài chính. Trồng cà phê theo hướng hữu cơ nhiều thách thức hơn là thuận lợi, không thật sự thu hút người trồng.”

Trăn trở nỗi lo tìm đầu ra cho cà phê sạch - 2

Làm thương hiệu cà phê cần rất nhiều nguồn lực 

Phía anh Nguyễn Hữu Duy thì tin rằng điều cần làm là xây dựng tiêu chuẩn chất lượng chung cho cà phê Việt Nam, từ đó nâng cao thương hiệu cà phê quốc gia.

“Theo tôi, nếu muốn nâng cao giá trị cho cà phê Việt Nam nói chung, chúng ta cần có một tiêu chuẩn chất lượng chung cho cà phê Việt Nam. Tiêu chuẩn từ chất lượng, giống, cây trồng, cách sơ chế, chế biến và cả tiêu thụ. Từ đó, chúng ta sẽ có thương hiệu chung cho sản phẩm cà phê hữu cơ, cà phê sạch.”

Càng làm càng lỗ, nông dân ”tháo chạy” khỏi cây tỷ đô cà phê

LTS: Là một trong những nước sản xuất và xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới, nhưng ngành cà phê Việt Nam đang đối...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Trâm Anh ([Tên nguồn])
Kinh Doanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN