Quạt mo cau ngày xưa nhà ai cũng có một cái, nay lại trở thành sản phẩm "đẻ" ra hơn trăm triệu mỗi tháng

Sự kiện: Đắt - Độc - Lạ

Mo cau là thứ gắn liền với tuổi thơ nhiều người, đặc biệt là từ thế hệ 8X trở về trước. Không chỉ là đồ chơi của trẻ con, nó còn được ông bà dùng để làm quạt, rồi đựng vài đồ dùng trong nhà. Nay mo cau lại trở thành "con gà đẻ trứng vàng".

Tỉnh Quảng Ngãi có diện tích trồng cau lớn, một số vùng núi như huyện Sơn Tây được mệnh danh là xứ ngàn cau. Tại huyện Nghĩa Hành có nhiều điểm thu mua cau tươi và tuyệt nhiên không ai nghĩ đến chuyện hái mo cau để bán. Mo cau theo thời gian rụng xuống đất, được người dân đem nhóm bếp lửa.

Thế nhưng, giờ đây mo cau đã có thêm công dụng mới: Trở thành nguyên liệu đầu vào để sản xuất chén, đĩa, muỗng…

Một sản phẩm trong lô hàng 50 nghìn sản phẩm xuất đi nước ngoài của cơ sở anh Nguyễn Văn Tuyến.

Một sản phẩm trong lô hàng 50 nghìn sản phẩm xuất đi nước ngoài của cơ sở anh Nguyễn Văn Tuyến.

Những ngày này, cơ sở sản xuất chén, đĩa từ mo cau của anh Nguyễn Văn Tuyến (38 tuổi) và những người bạn tại Cụm công nghiệp Đồng Dinh (huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi) đang hoạt động hết công suất. Chỉ trong vòng 1 tháng qua, cơ sở của anh đã hoàn thành đơn hàng 50.000 sản phẩm chén, đĩa, khay đựng cơm cho đối tác ở Hàn Quốc.

Anh Tuyến chia sẻ: "Ở Nghĩa Hành, nhà nào cũng có vườn và có vài cây cau, vừa để tạo cảnh quan, vừa hái cau tươi bán nên tôi đã nghĩ ra việc tận dụng mo cau để làm các sản phẩm thay thế nhựa dùng một lần mà nhiều nước đã làm thành công".

Máy ép nhiệt được sử dụng để tạo khuôn. Ảnh: Tiền Phong

Máy ép nhiệt được sử dụng để tạo khuôn. Ảnh: Tiền Phong

Tháng 10/2019, Tuyến chính thức bắt tay vào dự án sản xuất chén, dĩa, muỗng, tô, ly... bằng mo cau. 

"Mặt hàng này có thể tái sử dụng, giá tốt nữa, khi có nhiều nhà sản xuất nữa là người dân có thể giảm bớt tô nhựa, ly nhựa, hộp xốp hiện đang là vấn nạn đối với môi trường hiện nay. Lúc đầu mình tính đầu tư nhà xưởng luôn, xong khi tính toán chi thì mình chọn sang phương án thuê rồi cải tạo lại theo mô hình sản xuất của mình để tiếp kiệm chi phí. 

Sau này sản phẩm có đầu ra tốt, mình sẽ quay lại đầu tư làm nhà xưởng sau. Máy móc thì mình nhập về từ nước ngoài một chiếc còn lại là tuyến tự thuê gia công lại máy theo mong muốn của mình để tiết kiệm chi phí. Mình đang chạy ba máy. Nếu bình thường mỗi máy cũng cho ra khoảng 50.000 sản phẩm/tháng. Và nếu đầu ra tốt hơn mình sẽ bổ sung thêm máy cho tương ứng". Tuyến chia sẻ trên Tiền Phong.

Hiện nay ở các khâu vận hành Tuyến vẫn trực tiếp làm. Tuy nhiên, khi mọi thứ đã đi vào hoạt động ổn định, trơn tru, Tuyến sẽ chuyển giao dần cho các nhân viên công ty còn mình tập trung lo mảng tiếp thị sản phẩm và tìm thêm kênh phân phối.

Anh Nguyễn Văn Tuyến trong xưởng thu mua mo cau của gia đình. Ảnh: Báo Dân tộc

Anh Nguyễn Văn Tuyến trong xưởng thu mua mo cau của gia đình. Ảnh: Báo Dân tộc

Ngoài việc tạo thu nhập cho người trồng cau, cơ sở của anh Tuyến còn tạo việc làm cho 6 - 10 lao động với thu nhập 5 - 8 triệu đồng mỗi tháng. "Việc vận hành máy khá đơn giản, công việc khá nhẹ nhàng nhưng mang lại thu nhập khá cao. Thu nhập mỗi người từ 5 đến 10 triệu đồng mỗi tháng. Mức thu nhập này cao hơn rất nhiều so với làm nông hoặc làm một số ngành nghề khác", chị Phan Thị Kiều một lao động lâu năm của cơ sở sản xuất mo cau cho hay.

Mỗi tháng, cơ sở chế biến mo cau của anh Nguyễn Văn Tuyến xuất bán ra thị trường khoảng 50.000- 60.000 sản phẩm, với giá bán chỉ từ 1.000 đến 3.000 đồng, nhưng cũng đem về cho anh Tuyến lợi nhuận trên dưới 100 triệu đồng. Sản phẩm cung ứng cho thị trường các tỉnh Hải Phòng, Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và Hội An.

Nguồn: [Link nguồn]

Chị em Hà thành rộ mốt mua cành lá nhập khẩu từ Nhật về cắm chơi

Là dòng cây bụi, thân gỗ, có lá màu xanh nhạt, tán xòe đẹp, khi ra hoa sẽ mọc thành chùm… nhiều chị em sẵn sàng chi tiền...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Lily ([Tên nguồn])
Đắt - Độc - Lạ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN