Nóng tuần qua: Tại sao cây gỗ giá gần 9.000 tỷ đồng nhưng không ai dám trồng?

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Dù đây là loại gỗ rất có giá trị nhưng rất ít người trồng.

Điều ít biết về cây gỗ gần 9.000 tỷ không ai dám trồng

Tháng 7/2021 tại Quý Châu (Trung Quốc), một cây gỗ Kim tơ nam mộc được rao bán với giá 2,5 tỷ NDT (tương đương gần 9. 000 tỷ đồng) thu hút sự quan tâm lớn của đông đảo cư dân mạng. Kim tơ nam mộc là loại cây gỗ quý đặc biệt chỉ có ở Trung Quốc, phân bố ở Tứ Xuyên và một số vùng thuộc phía Nam sông Trường Giang. 

Gỗ Kim tơ nam mộc có mùi thơm, thớ gỗ như những sợi tơ vàng được hình thành tự nhiên, sáng óng ánh dưới ánh nắng mặt trời. Ngoài vẻ đẹp ít loại gỗ nào sánh kịp, Kim tơ nam mộc còn có khả năng chống ăn mòn mạnh, dù chôn sâu dưới lòng đất hàng nghìn năm cũng không mục nát.

Cây gỗ Kim tơ nam mộc quý hiếm và có giá gần 9.000 tỷ đồng nhưng không ai dám trồng bởi phải cần tới 500 năm mới có cây chất lượng tốt.

Cây gỗ Kim tơ nam mộc quý hiếm và có giá gần 9.000 tỷ đồng nhưng không ai dám trồng bởi phải cần tới 500 năm mới có cây chất lượng tốt.

Dù gỗ Kim tơ nam mộc rất có giá trị nhưng rất ít người trồng. Lý do là cây có tốc độ sinh trưởng rất chậm. Nếu như các loại cây thông thường chỉ mất khoảng 20 năm trưởng thành và có thể khai thác thì 60 năm đầu, Kim tơ nam mộc vẫn chỉ là cây non. Phải mất đến 200 năm cây Kim tơ nam mộc mới trưởng thành. Vì thế, để trồng được một cây gỗ Kim tơ nam mộc có chất lượng tốt cần tới 500 năm.

Không chỉ thế, Kim tơ nam mộc là giống cây rất khó trồng. Nhiều nghiên cứu cho thấy, cây này thường mọc ở độ cao khoảng 1000-1500m, gần đó phải có thung lũng và sông nhỏ mới đảm bảo sự phát triển bình thường của cây. Những sợi tơ vàng trong thớ gỗ được hình thành tự nhiên không hề đơn giản. Chúng cần những điều kiện đặc biệt để hình thành và không phải cây Kim tơ nam mộc nào cũng cho gỗ có tơ vàng. Do đó, tỷ lệ để trồng được một cây Kim tơ nam mộc cho ra loại gỗ cực hiếm này rất thấp nên không ai dám đánh đổi để trồng. Vì số lượng cực kỳ hiếm nên Kim tơ nam mộc được chính phủ Trung Quốc liệt vào danh sách thực vật được bảo vệ cấp quốc gia. Loại cây này chỉ được trồng chứ không được đốn hạ và khai thác.

Chăn nuôi bên bờ vực phá sản

Nhiều trang trại, cơ sở chăn nuôi heo, gà… ở thủ phủ chăn nuôi Đồng Nai đứng trước nguy cơ treo chuồng, thậm chí phá sản do giá thành phẩm xuống thấp, thua lỗ kéo dài.

Nhiều hộ gia đình đầu tư chuồng kín hàng chục tỷ đồng nuôi gà công nghiệp, nhưng hiện giá gà chỉ còn 20.000 đồng/kg. Giá này chỉ mới được 70% chi phí chăn nuôi, chủ trang trại đang gồng lỗ 30%.

Trong khi giá gà trong nước giảm sâu, thì trứng gia cầm cũng rớt giá mạnh khiến người chăn nuôi càng khó khăn. Ghi nhận tại nhiều chợ, siêu thị ở TPHCM, giá trứng gà giảm từ 4.000-10.000 đồng/chục.

Ông Trương Chí Thiện - Tổng Giám đốc Cty CP Thực phẩm Vĩnh Thành Đạt (Vfood) cho biết, thị trường tiêu thụ trứng chủ yếu gồm người tiêu dùng trực tiếp và các DN bánh kẹo, các công ty làm suất ăn công nghiệp. Hiện nay, nhiều DN sản xuất gặp khó khăn về đơn hàng nên thu hẹp quy mô hoạt động, cắt giảm lao động… kéo theo DN cung cấp suất ăn công nghiệp cũng giảm theo, lượng trứng cung cấp cho các đơn vị này cũng bị ảnh hưởng.

Từ 23/6 miền Bắc hết cảnh thiếu điện

Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), trong những ngày gần đây, mực nước các hồ thuỷ điện đã được nâng lên. Một số tổ máy nhiệt điện gặp sự cố đã được khắc phục. Có được kết quả trên là nhờ sự chỉ đạo sát sao, quyết liệt và kịp thời của Thủ tướng, Bộ Công Thương, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và sự chia sẻ, phối hợp của lãnh đạo các tỉnh, thành phố cùng các khách hàng sử dụng điện, tình hình cung ứng điện đã được cải thiện.

Việc các doanh nghiệp năng lượng như Tập đoàn Công nghiệp Than, Khoáng sản Việt Nam, Tổng công ty Đông Bắc, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đã phối hợp trong việc cung cấp nhiên liệu (than, khí) cho sản xuất điện và duy trì vận hành các tổ máy đã giúp cho việc cung ứng điện được đảm bảo.

EVN cho biết, việc cung cấp điện ở miền Bắc được đảm bảo từ ngày 23/6.

EVN cho biết, việc cung cấp điện ở miền Bắc được đảm bảo từ ngày 23/6.

EVN thông báo từ ngày 23/6 hệ thống điện miền Bắc sẽ cơ bản đáp ứng được nhu cầu sử dụng điện. Tuy nhiên, do hệ thống nguồn điện miền Bắc không có công suất dự phòng nên thời gian tới vẫn có thể xảy ra tình huống cực đoan dẫn đến phải điều chỉnh phụ tải, tiết giảm điện.

Rau quả Việt xuất ngoại tăng cao kỷ lục

Trong báo cáo thường kỳ hàng tháng vừa được Tổng cục Hải quan công bố, đơn vị này đã dành riêng một phần để nói về sự tăng trưởng đột phá của quả sầu riêng xuất khẩu. Đây là hiếm hoi của ngành hải quan đối với một mặt hàng.

Theo đó, trong 5 tháng, xuất khẩu quả sầu riêng đạt 503,4 triệu USD, gấp hơn 18 lần so với cùng kỳ năm trước. Con số này giúp sầu riêng chính thức vượt thanh long, trở thành sản phẩm mang lại giá trị lớn nhất trong các mặt hàng rau quả của việt Nam.

Sự tăng trưởng đột phá của sầu riêng đã nâng giá trị xuất khẩu hàng rau quả trong tháng 5 đạt 656 triệu USD, tăng 67,7% so với tháng trước và hơn 80% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung lũy kế trong 5 tháng đầu năm, trị giá xuất khẩu nhóm hàng rau quả đạt tới hơn 2 tỉ USD - đây là trị giá xuất khẩu trong 5 tháng cao nhất từ trước tới nay và tăng tới 43% so với cùng kỳ năm trước.

Tính đến nửa đầu tháng 6, xuất khẩu rau quả đạt gần 2,8 tỷ USD - chiếm 90% giá trị của cả năm ngoái (3,16 tỷ USD).

Với kết quả rất tích cực trong 5 tháng đầu năm, Hiệp hội Rau quả Việt Nam dự báo năm nay kim ngạch xuất khẩu ngành rau quả có thể đạt mốc 4 tỷ USD, trong đó sầu riêng sẽ trở thành mặt hàng xuất khẩu tỷ USD ngay trong năm đầu tiên xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc.

Nguồn: [Link nguồn]

Loại quả mọc dại được ví như ”nho rừng”, trước rụng đầy nay hóa ”mỏ vàng”

Vốn chỉ là loại quả hoang dại, thế nhưng với vị đặc trưng riêng có, trái giác bây giờ được nhiều người lùng mua.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Xuyến Chi ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN