Nông dân vùng ốc đảo ở Hà Tĩnh tất bật thu hoạch cói nhưng kém vui

Dưới cái nắng gay gắt của mùa hè, hàng trăm người dân "ốc đảo" Hồng Lam (xã Xuân Giang, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) tất bật lội bùn thu hoạch cói. Năm nay sản lượng cói thu hoạch giảm, giá bán thấp hơn các năm khiến nông dân nơi đây kém vui.

Cánh đồng cói bạt ngàn ở vùng "ốc đảo" Hồng Lam mùa thu hoạch. Video: Phạm Trường.

Nằm gọn giữa dòng sông Lam - Thôn Hồng Lam (xã Xuân Giang, Nghi Xuân, Hà Tĩnh ) bốn bề bao quanh là nước. Người dân vùng "ốc đảo" này bao năm sinh sống dựa vào hai loại cây trồng chính là cây lạc và cói.

Nằm gọn giữa dòng sông Lam - Thôn Hồng Lam (xã Xuân Giang, Nghi Xuân, Hà Tĩnh ) bốn bề bao quanh là nước. Người dân vùng "ốc đảo" này bao năm sinh sống dựa vào hai loại cây trồng chính là cây lạc và cói.

Trước đây cả thôn có 250 hộ dân nhưng nay chỉ còn 155 hộ với 340 nhân khẩu bám trụ lại bãi bồi này. Muốn qua được "ốc đảo" Hồng Lam, con đường duy nhất là đi thuyền gần 10 phút vượt sông Lam.

Trước đây cả thôn có 250 hộ dân nhưng nay chỉ còn 155 hộ với 340 nhân khẩu bám trụ lại bãi bồi này. Muốn qua được "ốc đảo" Hồng Lam, con đường duy nhất là đi thuyền gần 10 phút vượt sông Lam.

Từ tháng 6 đến tháng 8 (Âm lịch) hàng năm là mùa thu hoạch cói của người dân nơi đây. Từ sáng sớm, trên cánh đồng trồng cói rộng hàng chục hecta, hàng trăm người tấp nập thu hoạch, phơi cói trước khi bán cho thương lái bên ngoài làng.

Từ tháng 6 đến tháng 8 (Âm lịch) hàng năm là mùa thu hoạch cói của người dân nơi đây. Từ sáng sớm, trên cánh đồng trồng cói rộng hàng chục hecta, hàng trăm người tấp nập thu hoạch, phơi cói trước khi bán cho thương lái bên ngoài làng.

Cói là loại thực vật phát triển tốt tại các vùng đất phù sa ven biển hay vùng nước lợ, thân dài từ 1-2,5m, hình cây lao. Ở nước ta có 2 loại cói chủ yếu được trồng là cói bông trắng và cói bông nâu.

Cói là loại thực vật phát triển tốt tại các vùng đất phù sa ven biển hay vùng nước lợ, thân dài từ 1-2,5m, hình cây lao. Ở nước ta có 2 loại cói chủ yếu được trồng là cói bông trắng và cói bông nâu.

Từ 4h sáng, người dân đã ra đồng dùng liềm và máy cắt thu hoạch cói để tránh nắng gắt.

Từ 4h sáng, người dân đã ra đồng dùng liềm và máy cắt thu hoạch cói để tránh nắng gắt.

Cói khi thu hoạch được cắt ngang gốc. Sau đó, không phải trồng lại mà chỉ cần bón phân, cây cói sẽ tự tươi tốt trở lại, đảm bảo cho việc thu hoạch lại.

Cói khi thu hoạch được cắt ngang gốc. Sau đó, không phải trồng lại mà chỉ cần bón phân, cây cói sẽ tự tươi tốt trở lại, đảm bảo cho việc thu hoạch lại.

Nông dân vùng ốc đảo ở Hà Tĩnh tất bật thu hoạch cói nhưng kém vui - 7

Nông dân vùng ốc đảo ở Hà Tĩnh tất bật thu hoạch cói nhưng kém vui - 8

Nông dân vùng ốc đảo ở Hà Tĩnh tất bật thu hoạch cói nhưng kém vui - 9

Cắt cói xong, người dân sẽ giũ cho sạch cỏ rác và tách những loại cây khác ra, sau đó buộc lại thành từng bó.

Cắt cói xong, người dân sẽ giũ cho sạch cỏ rác và tách những loại cây khác ra, sau đó buộc lại thành từng bó.

Ông Hồ Sỹ Thành (52 tuổi, thôn Hồng Lam) cho biết: "Gia đình trồng hơn 3 sào cói (500m2/sào), thu gần 1 tấn cói khô. Ngày trước mỗi tấn cói bán hơn 10-13 triệu đồng nhưng nay chỉ được 6-7 triệu đồng".

Ông Hồ Sỹ Thành (52 tuổi, thôn Hồng Lam) cho biết: "Gia đình trồng hơn 3 sào cói (500m2/sào), thu gần 1 tấn cói khô. Ngày trước mỗi tấn cói bán hơn 10-13 triệu đồng nhưng nay chỉ được 6-7 triệu đồng".

Sau khi thu hoạch, cây cói được mang chẻ nhỏ rồi mới phơi khô. Để dễ chẻ, người dân thu hoạch cói tới đâu thì chẻ tới đó. Chẻ cói cũng là khâu mất nhiều thời gian nhất trong kỳ thu hoạch vì đều phải làm thủ công với các dụng cụ thô sơ.

Sau khi thu hoạch, cây cói được mang chẻ nhỏ rồi mới phơi khô. Để dễ chẻ, người dân thu hoạch cói tới đâu thì chẻ tới đó. Chẻ cói cũng là khâu mất nhiều thời gian nhất trong kỳ thu hoạch vì đều phải làm thủ công với các dụng cụ thô sơ.

Máy chẻ cói có cấu tạo là 2 khối gỗ hình tròn (thường được làm bằng gỗ Lim) và lưỡi dao ở giữa. Cây cói khi chẻ phải thẳng để không bị mất gốc hay ngọn.

Máy chẻ cói có cấu tạo là 2 khối gỗ hình tròn (thường được làm bằng gỗ Lim) và lưỡi dao ở giữa. Cây cói khi chẻ phải thẳng để không bị mất gốc hay ngọn.

"Mỗi hộ dân ở đây trồng 4-10 sào cói, nếu được mùa, được giá mỗi vụ sẽ kiếm được 20-30 triệu đồng. Năm nay, nắng nóng kéo dài khiến cây kém phát triển, giá cũng thấp hơn các năm", ông Đinh Văn Hiền (67 tuổi), cho hay.

"Mỗi hộ dân ở đây trồng 4-10 sào cói, nếu được mùa, được giá mỗi vụ sẽ kiếm được 20-30 triệu đồng. Năm nay, nắng nóng kéo dài khiến cây kém phát triển, giá cũng thấp hơn các năm", ông Đinh Văn Hiền (67 tuổi), cho hay.

Cói sau khi chẻ xong thường được phơi từ 2-3 nắng, đến khi khô thì bó lại mang về nhà chờ thương lái đến mua. Việc chẻ cói và phơi khô diễn ra ngay trên đồng.

Cói sau khi chẻ xong thường được phơi từ 2-3 nắng, đến khi khô thì bó lại mang về nhà chờ thương lái đến mua. Việc chẻ cói và phơi khô diễn ra ngay trên đồng.

Khoảng 9h, nắng nóng dần gay gắt, người dân tạm dừng việc thu hoạch cói để trở về nhà. Công việc được thực hiện hàng ngày nhưng sẽ khó khăn hơn khi nước sông dâng cao, ngập thân cây.

Khoảng 9h, nắng nóng dần gay gắt, người dân tạm dừng việc thu hoạch cói để trở về nhà. Công việc được thực hiện hàng ngày nhưng sẽ khó khăn hơn khi nước sông dâng cao, ngập thân cây.

Để sớm thu hoạch xong diện tích của gia đình, nhiều hộ dân còn dựng những tấm bạt ngay giữa đồng để làm việc.

Để sớm thu hoạch xong diện tích của gia đình, nhiều hộ dân còn dựng những tấm bạt ngay giữa đồng để làm việc.

Ông Nguyễn Thế Lục - Trưởng thôn Hồng Lam (xã Xuân Giang) cho biết trồng cói là nghề mang lại thu nhập chính cho hơn 100 hộ dân trong thôn. Diện tích trồng cói hiện tại chỉ còn gần 50 ha, ngoài ra người dân còn có hơn 100 ha đất trồng lạc. "Cói sau khi thu hoạch và phơi khô thương lái sẽ thu mua rồi xuất bán ra tỉnh Thanh Hóa để dệt chiếu, đan thảm và các vật dụng khác".

Ông Nguyễn Thế Lục - Trưởng thôn Hồng Lam (xã Xuân Giang) cho biết trồng cói là nghề mang lại thu nhập chính cho hơn 100 hộ dân trong thôn. Diện tích trồng cói hiện tại chỉ còn gần 50 ha, ngoài ra người dân còn có hơn 100 ha đất trồng lạc. "Cói sau khi thu hoạch và phơi khô thương lái sẽ thu mua rồi xuất bán ra tỉnh Thanh Hóa để dệt chiếu, đan thảm và các vật dụng khác".

Nguồn: [Link nguồn]

Nhãn Hưng Yên giá chỉ từ 4.000 đồng/kg, thương lái ”không buồn” thu mua

Những cây nhãn trĩu quả không bán được, nhà vườn phải hái xuống phơi khô để dùng dần.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phạm Trường ([Tên nguồn])
Thông tin thị trường Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN