Những chương trình khuyến mại trong ngày Black Friday vừa qua là “có vấn đề”?

Sự kiện: Ngày Black Friday

Theo chuyên gia, một trong những hiện tượng diễn ra khá phổ biến trong thương mại hiện nay là hiện tượng nâng giá trị thực sản phẩm lên rất cao để chiết khấu sâu, hoặc “treo đầu dê, bán thịt chó” ở cả hàng hoá lẫn hình thức khuyến mại…

Ngày 03/12, trao đổi với Báo Gia đình & Xã hội, chuyên gia thương mại Vũ Vinh Phú cho rằng, những hiện tượng trên đã vô tình đánh mất niềm tin từ phía người tiêu dùng và về lâu, về dài, người tiêu dùng không còn niềm tin vào những chương trình khuyến mại cũng là điều dễ hiểu.

Chuyên gia thương mại Vũ Vinh Phú cho rằng: "Tâm lý của người tiêu dùng ai cũng thích khuyến mại, nhất là phụ nữ nhưng khuyến mại phải rõ ràng, minh bạch, tử tế và phải được giám sát".

Theo ông Vũ Vinh Phú, một trong những hiện tượng diễn ra khá phổ biến trong thương mại hiện nay là hiện tượng nâng giá trị thực sản phẩm lên rất cao để chiết khấu sâu.

Theo ông Vũ Vinh Phú, một trong những hiện tượng diễn ra khá phổ biến trong thương mại hiện nay là hiện tượng nâng giá trị thực sản phẩm lên rất cao để chiết khấu sâu.

"Những chương trình khuyến mại trong ngày Black Friday vừa qua là "có vấn đề". Tôi không nói tất cả nhưng tôi cũng nhận được không ít thông tin phản ánh về các "mánh khoé" trong các chương trình khuyến mại", ông Phú cho hay.

Ông Phú phân tích, thứ nhất là nâng giá cao để chiết khấu sâu. Cụ thể là trưng biển hạ giá 60 – 70%. Trong khi giá khuyến mại thì cao ngang ngửa giá cũ. Điều này khiến người mua hàng khuyến mại trong chương trình khuyến mại còn có nguy cơ cao hơn giá trước khi khuyến mại. Hiện tượng này khá phổ biến.

Thứ hai là bản thân cơ quan quản lý chuyên ngành, lực lượng chức năng có lẽ chưa nắm sâu, nắm sát giá gốc của các sản phẩm hàng hoá. Nhất là ở mặt hàng kỹ thuật như kính, đồ điện tử, gia dụng…

Cửa hàng thời trang Format áp dụng chương trình khuyến mại lên đến 70% nhưng bao gồm nhiều điều kiện. Ảnh: Huy Hoàng.

Cửa hàng thời trang Format áp dụng chương trình khuyến mại lên đến 70% nhưng bao gồm nhiều điều kiện. Ảnh: Huy Hoàng.

Thứ ba, chính lực lượng quản lý thị trường cũng có thể chưa nắm hết được nguồn gốc của hàng hoá. Có thể là hàng hoá đang lưu thông có nguồn gốc từ Ý, Đức, hay Trung Quốc…

Ông Phú cho rằng: "3 yếu tố trên làm cho người tiêu dùng như lạc vào ma trận giảm giá ngày Black Friday. Chắc chắn không ít người tiêu dùng vì cả tin mà chen chúc nhau vào mua, lựa đồ khuyến mại rồi cuối cùng là không hoặc ít mua được hàng hoá đúng ý, hoặc thậm chí là bị mất cắp tài sản".

"Mặc dù có không ít những mặt hàng giảm giá thực sự đi kèm với chất lượng, nguồn gốc đảm bảo, tuy nhiên, từ những phương thức khuyến mại mang tính "chộp giật" như trên thì người tiêu dùng hoàn toàn có thể nghi ngờ về giá trị thật, về chất lượng của sản phẩm, hàng hoá.

Có thể là hàng lỗi mốt, hàng lỗi, quá hạn cho phép sử dụng hoặc là hàng trưng bày… về lâu dài thì sẽ khó có người tiêu dùng nào đặt hoàn toàn niềm tin vào những chương trình khuyến mại cũng như là đơn vị, doanh nghiệp, nhãn hàng… đưa ra chương trình khuyến mại đó", ông Phú bày tỏ.

Hiện tượng “treo đầu dê, bán thịt chó” ở cả hàng hoá lẫn hình thức khuyến mại… diễn ra phổ biến ở mặt hàng thời trang. Ảnh: Huy Hoàng.

Hiện tượng “treo đầu dê, bán thịt chó” ở cả hàng hoá lẫn hình thức khuyến mại… diễn ra phổ biến ở mặt hàng thời trang. Ảnh: Huy Hoàng.

Ông Phú cho rằng, vai trò của cơ quan quản lý nhà nước, lực lượng chức năng mà cụ thể ở đây là ngành Công thương và lực lượng Quản lý thị trường là rất quan trọng.

Cần phải giám sát, thống kê, công khai, minh bạch các chương trình khuyến mại, nhãn hàng đưa khuyến mại, người tiêu dùng được hưởng từ khuyến mại…

Sau mỗi đợt khuyến mãi, các đơn vị chức năng cần tổng kết, thống kê các doanh nghiệp đã làm lợi cho người tiêu dùng, bao gồm lợi về kinh tế, lợi về hiện vật. Qua đó, có hình thức biểu dương, khen thưởng hoặc xử lý vi phạm và công bố công khai trên báo chí, người tiêu dùng. Nếu vi phạm nghiêm trọng sẽ không cho tham gia các đợt khuyến mại kế tiếp.

Hơn nữa, cũng cần có những tổng kết về danh sách những doanh nghiệp, đơn vị, nhãn hàng… làm ăn chộp giật hay lợi dụng những mùa khuyến mại, lợi dụng các chương trình khuyến mại mà đưa ra các "mánh, khoé" để lợi dùng móc túi người tiêu dùng.

Đây là những việc cần và nên làm để người tiêu dùng tránh được rủi ro, hoặc chí ít là không phải chịu trận dưới vỏ bọc khuyến mại, hay là mang danh khuyến mại chỉ chạy theo phong trào.

"Những điều cơ bản này đã được nêu trong quy định pháp luật về chính sách khuyến mại, giảm giá, chiết khấu, mà ở đây là Luật Thương mại 2005 và Nghị định 81/2018 của Chính phủ. Trong khi đó, những đánh giá mà chúng ta thường thấy hiện như đánh giá chung chung về doanh số các đơn vị bán hàng, hay người tiêu dùng vui vẻ khi mua hàng giảm giá… thì chẳng khác nào là mang tính định tính chứ không có định lượng", ông Phú cho hay.

Nguồn: [Link nguồn]

Sau Black Friday còn có những ngày “săn sale” nào?

Cuối năm, nhu cầu mua sắm tăng cao, người tiêu dùng thông thái đừng quên “note” lại những ngày “sale mạnh” để tiết...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Bảo Loan ([Tên nguồn])
Ngày Black Friday Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN