Những bí kíp cần biết để tránh rủi ro khi mua hàng online trên các chợ điện tử

Những năm gần đây, đặc biệt là sau thời gian COVID-19, việc mua sắm online đã quá quen thuộc đối với mọi người. Tuy nhiên, mua sắm online có rất nhiều rủi ro mà người tiêu dùng có thể gặp phải.

Mặt trái của mua hàng online

"Tiện lợi, nhanh chóng", người tiêu dùng không cần phải đi đến tận nơi cửa hàng, chỉ cần ở nhà, lên mạng chọn sản phẩm cần mua và ngồi chờ vận chuyển đến tận tay. Đơn giản vậy nên việc mua sắm online càng được nhiều người sử dụng. 

Ảnh shop đăng

Ảnh shop đăng

Sản phẩm nhận được, mất form áo, chất áo nhão

Sản phẩm nhận được, mất form áo, chất áo nhão

Tuy nhiên, mọi việc đều có mặt trái của nó. Bởi chỉ nhìn qua ảnh thì khó có thể kiểm chứng được sản phẩm đó có đúng với chất lượng mà shop ghi hay không? Rồi liệu số tiền mình bỏ ra có xứng đáng với mặt hàng mình nhận được không? Giao sai sản phẩm/sản phẩm có thông số kỹ thuật khác so với quảng cáo trên trang web thì phải làm thế nào? Giao thiếu hàng hàng khuyến mãi; sản phẩm không có nhãn mác/nhãn ghi sản xuất tại Trung Quốc mặc dù quảng cáo là hàng Mỹ/Nhật Bản… thì khiếu nại ở đâu? Đây chính là những rủi ro mà khách hàng có thể gặp phải khi mua hàng online.

Là một tín đồ mua hàng online như cơm bữa, bạn Lan Anh - sinh viên năm 3 tại Hà Nội - cho biết: "Mình đã quen với việc mua hàng online từ lúc lên đại học, trong những năm qua mua hàng trên mạng, mình đã từng bị mua phải hàng dởm. Khi đó, mình chọn mua một chiếc áo thun hè với giá 150.000 đồng, mình nghĩ giá đó chất áo sẽ mát, form áo chuẩn. Nhưng khi nhận được hàng mình rất sốc, shop gói hàng cẩu thả làm mất form áo. Chất áo thì nhão, thực sự là số tiền mình bỏ ra không xứng đáng với sản phẩm mình nhận được. Mình có liên hệ với shop, shop phản hồi rất chậm và đưa ra nhiều thủ tục đổi trả hàng. Mình cũng ngẫm trong bụng của đi thay người cho đỡ tiếc …".

Bạn Minh Hằng - sinh viên năm cuối đại học Thương Mại - chia sẻ: "Tình trạng rủi ro mua hàng online, mình đã từng gặp. Hôm đó, mình lướt Shopee, thấy chiếc ví mini để đựng thẻ và tiền khá xinh, giá cả phải chăng chỉ tầm 30.000 đồng. Nhưng khi nhận được hàng mình rất sốc bởi chiếc ví nhìn bằng mắt là thấy đã qua sử dụng, các ngăn đựng thẻ của ví bị rộng, cho thẻ vào là bị rơi ngay lập tức, nút đóng mở nắp của ví bị han rỉ. Vì tiếc của nên mình vẫn cắn răng dùng để rồi trong một lần đi chợ mà mình đã bị làm mất thẻ ngân hàng bởi ngăn đựng ví quá rộng làm thẻ bị rơi. Sau sự việc này, mình rút kinh nghiệm mua những shop uy tín hay người thân, bạn bè giới thiệu".

Ảnh shop đăng và khi nhận được hàng

Ảnh shop đăng và khi nhận được hàng

Những bí kíp cần biết để tránh rủi ro khi mua hàng online trên các chợ điện tử - 4

Một rủi ro mà mua hàng online ai cũng e ngại và lo sợ là bị lộ thông tin cá nhân. Điều bắt buộc khi mua hàng bằng hình thức trực tuyến là người mua phải điền tên, số điện thoại và địa chỉ nhà. Do vậy, sự việc bị lộ thông tin cá nhân là khó tránh và nhiều người lợi dụng điểu đó để đánh cắp thông tin người tiêu dùng làm việc xấu, việc trái pháp luật.

Những lưu ý để tránh rủi ro khi mua hàng online

- Nên mua hàng tại những trang web uy tín, được cấp phép hoạt động, có thông tin liên lạc rõ ràng (địa chỉ, số điện thoại, mã số thuế…);

- Tìm hiểu kỹ về các điều kiện và điều khoản của trang web (Terms & Conditions), đặc biệt là những điều khoản về bảo hành, trả lại hàng, hoàn tiền, giao nhận,…;

- Tìm hiểu kỹ về sản phẩm/dịch vụ trước khi mua: người tiêu dùng có thể tìm kiếm thông tin về sản phẩm/dịch vụ trên internet như: nguồn gốc xuất xứ, tính năng, đánh giá (review) về sản phẩm/dịch vụ nhằm tránh trường hợp mua phải sản phẩm/dịch vụ kém chất lượng;

- Trước khi thanh toán nhận hàng, người tiêu dùng hãy quay video chụp lại ảnh sản phẩm làm bằng chứng nếu sản phẩm bị lỗi hoặc sai thì bên cửa hàng cũng không thể chối cãi trách nhiệm;

- Cảnh giác với những yêu cầu cung cấp thông tin từ những trang web lạ như: họ tên, số điện thoại, ngày sinh, địa chỉ, sở thích, tiền sử khám bệnh… Đây có thể là những trang web sử dụng thông tin người tiêu dùng trái với quy định pháp luật, gây phiền toái cho người tiêu dùng hoặc thậm chí đánh cắp các thông tin tài chính của người tiêu dùng;

- Cảnh giác với những lời quảng cáo hoa mỹ để tránh mua phải sản phẩm hàng hóa kém chất lượng, giảm thiểu rủi ro khi mua hàng trên trang mạng xã hội.

- Nên mua hàng online trên những website đã được xác thực bởi Bộ Công Thương. Còn khi mua hàng trên trang mạng xã hội, hãy tìm kiếm xem người bán có website thương mại điện tử hoặc website doanh nghiệp nào không. Vì khi họ đã kinh doanh online bài bản, hầu như họ sẽ cần cung cấp thông tin cụ thể, chính xác, đầy đủ trên website doanh nghiệp, mạng xã hội chỉ được xem như là kênh bán hàng phụ, hoặc công cụ marketing để quảng bá thương hiệu sản phẩm, tiếp cận khách hàng.

Dù mua sắm ở hình thức nào, trực tuyến hay truyền thống, mỗi người hãy cố gắng trở thành người tiêu dùng thông thái.

Nguồn: [Link nguồn]

Cẩn trọng với ”ma trận” mỹ phẩm, thực phẩm chức năng giả bán online

Hóa - mỹ phẩm là những mặt hàng được người tiêu dùng lựa chọn, mua sắm nhiều, nhất là đối với chị em phụ nữ. Đáng chú ý, đây là những mặt hàng có nguy cơ bị làm giả...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Thanh Huyền ([Tên nguồn])
Thông tin thị trường Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN