Mỏi tay tráng, quạt bánh đa vẫn không đủ hàng bán Tết ở làng nghề hơn 300 năm

Sự kiện: Tết Giáp Thìn 2024

Để phục vụ thị trường Tết Nguyên đán, những ngày này, người làng nghề bánh đa Vĩnh Đức (Nghệ An) chạy đua với thời gian, đỏ lửa cả ngày lẫn đêm để phục vụ thị trường trong nước và xuất ngoại.

Làng bánh đa Vĩnh Đức (thị trấn Đô Lương, huyện Đô Lương, Nghệ An) có tuổi đời hơn 300 năm. Làng nghề hiện có 60 hộ, tạo việc làm thường xuyên cho hơn 200 lao động địa phương. Từ sản phẩm truyền thống, tháng 1/2022, bánh đa vừng Vĩnh Đức được công nhận là sản phẩm OCOP (chương trình mỗi xã một sản phẩm thế mạnh) 3 sao.

Làng bánh đa Vĩnh Đức (thị trấn Đô Lương, huyện Đô Lương, Nghệ An) có tuổi đời hơn 300 năm. Làng nghề hiện có 60 hộ, tạo việc làm thường xuyên cho hơn 200 lao động địa phương. Từ sản phẩm truyền thống, tháng 1/2022, bánh đa vừng Vĩnh Đức được công nhận là sản phẩm OCOP (chương trình mỗi xã một sản phẩm thế mạnh) 3 sao.

Ông Nguyễn Văn Hồng (SN 1967) cho biết, Tết Nguyên đán là cao điểm của nghề làm bánh đa. Để cung ứng số lượng lớn bánh ra thị trường, hiện 10 công nhân phải làm việc từ sáng đến tận đêm khuya. Dù nhiều nơi đã dùng máy móc hiện đại để làm bánh nhưng người dân nơi đây vẫn chủ yếu vẫn dùng tay để tráng bánh.

Ông Nguyễn Văn Hồng (SN 1967) cho biết, Tết Nguyên đán là cao điểm của nghề làm bánh đa. Để cung ứng số lượng lớn bánh ra thị trường, hiện 10 công nhân phải làm việc từ sáng đến tận đêm khuya. Dù nhiều nơi đã dùng máy móc hiện đại để làm bánh nhưng người dân nơi đây vẫn chủ yếu vẫn dùng tay để tráng bánh.

Bánh đa sau khi tráng chín được rải trên tấm đan bằng tre và đưa ra phơi nắng. Nhiệt độ và thời gian phơi sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của bánh.

Bánh đa sau khi tráng chín được rải trên tấm đan bằng tre và đưa ra phơi nắng. Nhiệt độ và thời gian phơi sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của bánh.

Theo ông Hồng, sở dĩ bánh đa ở đây ngon hơn so với các vùng khác không chỉ bởi cách làm thủ công truyền thống mà nguyên liệu làm bánh cũng được lấy tại chỗ gồm bột gạo hòa trộn với vừng đen cùng một số loại gia vị như gừng, hạt tiêu, tỏi giã nhỏ, trộn vào bột gạo để tráng.

Theo ông Hồng, sở dĩ bánh đa ở đây ngon hơn so với các vùng khác không chỉ bởi cách làm thủ công truyền thống mà nguyên liệu làm bánh cũng được lấy tại chỗ gồm bột gạo hòa trộn với vừng đen cùng một số loại gia vị như gừng, hạt tiêu, tỏi giã nhỏ, trộn vào bột gạo để tráng.

Mỏi tay tráng, quạt bánh đa vẫn không đủ hàng bán Tết ở làng nghề hơn 300 năm - 5

Cùng sản phẩm bánh đa vừng đen truyền thống, một số dân ở làng nghề Vĩnh Đức còn sản xuất bánh đa gấc, bánh đa khoai lang tím. Các loại bánh có màu sắc, mẫu mã đẹp, giá thành sản xuất cao hơn nên có giá bán cao gấp 1,5 lần so với bánh đa vừng đen.

Cùng sản phẩm bánh đa vừng đen truyền thống, một số dân ở làng nghề Vĩnh Đức còn sản xuất bánh đa gấc, bánh đa khoai lang tím. Các loại bánh có màu sắc, mẫu mã đẹp, giá thành sản xuất cao hơn nên có giá bán cao gấp 1,5 lần so với bánh đa vừng đen.

Là vụ sản xuất chính trong năm nên người dân ở làng nghề hoạt động hết công suất, có hộ không đủ hàng bán Tết.

Là vụ sản xuất chính trong năm nên người dân ở làng nghề hoạt động hết công suất, có hộ không đủ hàng bán Tết.

“Những ngày giáp Tết, số lượng bánh tráng nhiều hơn nhưng có hôm vẫn không đủ hàng bán. Nghề làm bánh đa phải thực sự chịu khó. Chúng tôi phải thức dậy từ 3 giờ sáng làm cho tới đêm mới nghỉ. Dù công việc khá vất vả nhưng đem lại thu nhập cao nên ai cũng phấn khởi”, bà Đinh Thị Chung cho hay.

Cùng với chất lượng, hương vị riêng, các sản phẩm bánh đa làng nghề Vĩnh Đức ngày càng đa dạng về mẫu mã, chất liệu, đáp ứng nhu cầu của thị trường. Hiện sản phẩm bánh đa vừng Vĩnh Đức được tiêu thụ khắp các tỉnh, thành trong cả nước và thông qua một doanh nghiệp để xuất khẩu đi Đài Loan (Trung Quốc), Nhật Bản, Hàn Quốc,...

Cùng với chất lượng, hương vị riêng, các sản phẩm bánh đa làng nghề Vĩnh Đức ngày càng đa dạng về mẫu mã, chất liệu, đáp ứng nhu cầu của thị trường. Hiện sản phẩm bánh đa vừng Vĩnh Đức được tiêu thụ khắp các tỉnh, thành trong cả nước và thông qua một doanh nghiệp để xuất khẩu đi Đài Loan (Trung Quốc), Nhật Bản, Hàn Quốc,...

Việc nướng bánh bằng tay sẽ giúp bánh thơm, giòn tan nên được khách hàng ưa chuộng hơn. Mỗi người thợ có thể nướng 1.000 - 1.500 chiếc bánh/ngày.

Việc nướng bánh bằng tay sẽ giúp bánh thơm, giòn tan nên được khách hàng ưa chuộng hơn. Mỗi người thợ có thể nướng 1.000 - 1.500 chiếc bánh/ngày.

Mỏi tay tráng, quạt bánh đa vẫn không đủ hàng bán Tết ở làng nghề hơn 300 năm - 10

Trung bình mỗi tháng, mỗi hộ làm nghề nơi đây có thể thu nhập từ 30 - 40 triệu đồng. Riêng dịp Tết sản lượng bánh thường tăng gấp đôi, gấp 3, một số hộ chỉ tính riêng vụ bánh Tết đã kiếm được cả trăm triệu đồng.

Trung bình mỗi tháng, mỗi hộ làm nghề nơi đây có thể thu nhập từ 30 - 40 triệu đồng. Riêng dịp Tết sản lượng bánh thường tăng gấp đôi, gấp 3, một số hộ chỉ tính riêng vụ bánh Tết đã kiếm được cả trăm triệu đồng.

Nguồn: [Link nguồn]

Thời điểm hiện tại, người trồng quất Tứ Liên đang sẵn sàng cho một vụ Tết bội thu. Các nhà vườn dự báo, giá quất Tết năm nay không tăng hơn năm ngoái. Tuy nhiên, cũng có một số chậu quất có giá "đột biến" lên đến 150 triệu đồng. 

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thu Hiền ([Tên nguồn])
Tết Giáp Thìn 2024 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN